Người thứ ba hiến tặng giác mạc, đem lại ánh sáng cho người khác

Người thứ ba hiến tặng giác mạc, đem lại ánh sáng cho người khác

Với nghĩa cử này, cụ T. đã trở thành người người đầu tiên ở tỉnh Hà Tây và là người thứ ba ở Việt Nam hiến tặng giác mạc. Hai người trước đó là cụ Phạm Thị Nhẫn, 93 tuổi, và cụ Nguyễn Thị Hoa 81 tuổi,  đều ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

Một giác mạc của cụ T. sẽ được ghép cho chính con trai của cụ, người có một mắt bị mất thị lực do bệnh giác mạc trong suốt sáu năm qua. Giác mạc còn lại sẽ được ghép cho một trong những bệnh nhân khác trong danh sách chờ ghép tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Kể tư khi bắt đầu thực hiện và ngay từ trước khi Luật hiến, lấy, ghép mô tạng được chính thức có hiệu lực ngày 1-7-2007, Ngân hàng Mắt tích cực cung cấp các thông tin về chăm sóc mắt, tư vấn cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Trung ương và chính họ cũng như người thân đã tự vận động người hiến tặng và trở thành cộng tác viên tư vấn sau này.

 
Phẫu thuật ghép giác mạc đem lại ánh sáng cho người mù.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, Giám đốc Y tế của Ngân hàng Mắt, Ngân hàng Mắt đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới các bệnh viện và các địa phương tham gia vào công tác tư vấn hiến tặng giác mạc.

Trên thực tế, theo số liệu của Bộ Y tế, hiện Việt Nam có khoảng 300.000 người mù do bệnh lý giác mạc, trong đó có 100.000 người mù cả hai mắt nhưng nguồn giác mạc thu nhận để ghép cho bệnh nhân rất hạn chế, hầu hết chỉ nhờ vào sự hỗ trợ của ORBIS, một tổ chức quốc tế về phòng chống mù lòa với khoảng 100 chiếc giác mạc/năm. Vì thế, hy vọng, khi mạng lưới của Ngân hàng Mắt đi vào hoạt động sẽ có nhiều bệnh nhân  được phẫu thuật ghép giác mạc để thấy lại ánh sáng.

Bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã thiết lập một đường dây nóng để hỗ trợ công tác tư vấn về ghép và hiến tặng giác mạc. Mọi thông tin xin liên hệ số máy 04-9454799, Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, 85 Bà Triệu, Hà Nội.