Cà Mau nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Thời gian qua, bằng nguồn vốn 36 tỷ đồng từ ngân sách và huy động đóng góp từ nhân dân, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trong đó có 29 mô hình nuôi trồng thủy sản với 50.300 hộ tham gia.

Ông Nguyễn Gia Hùng ở xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình) vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi ong lấy mật, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo.
Ông Nguyễn Gia Hùng ở xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình) vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi ong lấy mật, đến nay gia đình ông đã thoát nghèo.

Các hộ được tiếp cận các quy trình ứng dụng công nghệ xử lý nước đầu vào bằng tia UV, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước, ứng phó biến đổi khí hậu. Tỉnh hiện có 2.000 ha diện tích nuôi tôm siêu thâm canh với năng suất bình quân khoảng 40 tấn/ha.

Năm 2019, tỉnh huy động hơn 2.600 tỷ đồng từ nhiều nguồn để xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Có 27 đơn vị cấp xã triển khai 132 mô hình nuôi trồng thủy sản với diện tích hơn 500 ha, 18 mô hình trồng trọt với diện tích 450 ha, 28 mô hình chăn nuôi, cung cấp 60.000 cây giống nhằm thực hiện ba mô hình lâm nghiệp trên 70 ha…, với sự tham gia của hơn 62.000 hộ nông dân.

Tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó, tập trung công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật cùng với doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất theo loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, quản lý sản xuất theo hướng cộng đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, cùng nhà khoa học, nhà quản lý kết hợp với nông dân phát triển ngành hàng nông sản theo hướng bền vững. Các địa phương công bố các vùng nguyên liệu nông sản an toàn gắn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn hàng hóa an toàn thực phẩm, quảng bá các sản phẩm có chứng nhận các tiêu chuẩn, nhãn hiệu hàng hóa nông sản tại hội chợ triển lãm, phiên chợ nông sản.

* Năm 2019, hệ thống dân vận toàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện chương trình giảm nghèo gắn với thực hiện các phong trào thi đua; vận động để hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cùng với thực hiện việc nêu gương của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong toàn Ðảng bộ, tỉnh chỉ đạo ban dân vận các huyện ủy, thành ủy tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hệ thống dân vận chủ động phối hợp chặt chẽ các sở, ban, ngành, ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tập trung tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực, nhất là nhân rộng các mô hình dân vận khéo. Hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia sản xuất, phát triển kinh tế.

Năm 2018, qua công tác dân vận và hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phương tiện sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà ở, tìm việc làm, đào tạo nghề, tư vấn xuất khẩu lao động,… toàn tỉnh đã giúp 344 hộ thoát nghèo, vượt 14,6% kế hoạch, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống 3,63%. Tỉnh hiện có 547 mô hình dân vận khéo được nhân rộng, như: mô hình chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở huyện Yên Mô; mô hình phát triển kinh tế trang trại kết hợp với trồng lúa ở xã Gia Minh, huyện Gia Viễn,…