Khuynh gia bại sản vì vay nặng lãi

Phải bán thận, phải bỏ xứ ra đi, hay mất hết ruộng đất sinh kế, nhà cửa... đó là bi kịch của rất nhiều người đi vay nặng lãi. Nhiều “lãnh địa” của tín dụng đen xuất hiện ở những khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên... khiến cuộc sống người dân dễ rơi vào vòng túng quẫn.

Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng của 32 chi nhánh kinh doanh dịch vụ tài chính trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng của 32 chi nhánh kinh doanh dịch vụ tài chính trên địa bàn tỉnh.

Vay 10 triệu đồng phải bán thận trả nợ

Con bị bệnh về máu phải xuống Hà Nội điều trị dài ngày, ông Nguyễn Văn Tuấn ở Hạ Hòa (Phú Thọ) đã phải bán cả trâu nhưng không đủ tiền trang trải viện phí. Bí quá, ông đành cầm chứng minh thư và giấy đăng ký xe máy gọi tới một số điện thoại dán trên cột điện với lời quảng cáo: “Alo là có tiền”. Sau đó, ông được hướng dẫn tới một địa chỉ ở đường Láng. Ông vào ngôi nhà nhỏ trong ngõ, ở đó chỉ có chiếc bàn cũ đặt cái máy tính, mấy cuốn sổ, chiếc két sắt to đùng. Một người đàn ông xăm trổ đeo móng vuốt hổ hất hàm hỏi: “Muốn vay bao nhiêu”. “10 triệu”, “Đưa chứng minh thư, đăng ký xe đây, ký vào hợp đồng là “giải ngân” luôn”. Ông Tuấn đưa giấy tờ và cầm tờ hợp đồng dài mấy trang, trong đó quy định lãi suất 1.5% hoặc 15 nghìn đồng/1 triệu/ ngày. Ông nhẩm tính 15 nghìn đồng/ngày thì lãi không cao nên ký ngay. Người đàn ông mở két đếm 8 triệu đồng đưa cho ông. Ông ngạc nhiên hỏi: “Tôi vay 10 triệu mà”. Người đàn ông đanh giọng: “8 triệu là đã trừ tiền lãi và tiền phí “tư vấn”, trong vòng 30 ngày phải trả hết, nếu không sẽ chịu phạt nặng”.

“Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, 8 triệu vay nặng lãi chỉ đủ đóng viện phí và mua ít thuốc men, cầm cự cho con trai nằm viện ít ngày. Hết một tháng, ông Tuấn lập tức nhận được điện thoại nhắc: “Hôm nay bác đến ngày trả nợ”. Ông khẩn khoản xin khất: “Chú thư thư cho ít ngày, giờ tôi chưa biết trông vào đâu để trả”. Bên kia xẵng giọng: “Lúc vay ông có “thư thư” không? Nếu không trả đúng hạn sẽ bị phạt nặng, không chạy được bọn này đâu”.

Những tưởng họ chỉ dọa thôi, nhưng một tháng sau, năm gã xăm trổ tìm đến tận nhà tuyên bố ông phải trả 20 triệu tiền nợ. “Sao nhiều thế, tôi vay có 10 triệu?”. “Ông không đọc hợp đồng à, ghi rõ nếu trả nợ không đúng hạn sẽ bị phạt gấp đôi”.

Lúc này mới biết mình bị “gài” nhưng đã muộn. Nhà có con trâu và cái ti-vi bị mấy gã kia siết nợ, trừ 10 triệu, ông vẫn còn nợ 10 triệu và buộc ký giấy mỗi ngày chịu lãi phạt 400 nghìn đồng. Thấm thoát đã qua một tháng, lãi mẹ đẻ lãi con, ông Tuấn hoảng sợ khi nghĩ tới cảnh mất nhà. Tình cờ, khi ông chăm con ở bệnh viện, có “cò” môi giới muốn đặt vấn đề muốn mua quả thận với giá 200 triệu. Đúng lúc đó, chủ nợ thông báo số tiền phải trả đã lên tới 40 triệu đồng, không trả được sẽ phải viết giấy bán đất. Ông Tuấn đành quyết định bán thận để thoát khỏi cảnh tan cửa nát nhà. “Đúng là quá ngu dại. Giờ tôi vẫn bị ám ảnh, cứ nghe điện thoại reo là giật mình”, ông Tuấn thở dài.

Bi kịch của Nguyễn Đức Thắng ở Long Biên (Hà Nội) còn khủng khiếp hơn. Làm ăn thua lỗ, Thắng phải vay nặng lãi. Lãi chồng lãi, cuối cùng số nợ của Thắng lên tới hai tỷ đồng. Không thể trả nợ, Thắng liên tục bị đầu gấu dọa nạt, cuộc sống đảo lộn. Cùng quẫn, Thắng bán một quả thận với giá 270 triệu đồng, nhưng cũng chỉ trả được một phần nợ. Hai tháng sau, Thắng thuyết phục vợ bán một bên thận với giá 250 triệu đồng. Nợ vẫn chưa trả hết, Thắng chuyển sang nghề môi giới bán thận thì bị Công an quận Long Biên bắt, khởi tố về tội Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã tan đàn xẻ nghé vì con rể dính vào tín dụng đen. Vì cần vốn làm ăn, Sơn - con rể bà vay tín dụng đen 30 triệu. Lãi tăng theo cấp số nhân, khi số tiền nợ lên tới 150 triệu, không thể trả, bị dân giang hồ truy lùng ráo riết, Sơn phải bỏ quê đưa vợ con vào tận miền tây làm thuê. Lập tức đám đòi nợ thuê tìm gặp bà Sáng đòi nợ. Bà Sáng kiên quyết không trả vì mình không liên quan đến món nợ, và cũng chẳng có gì ngoài ngôi nhà trống chưa được cấp sổ đỏ. Giữa đêm, xã hội đen kéo đến đổ keo dán sắt vào ổ khóa cổng, ném chất thải vào nhà, đập vỡ bóng đèn, in cáo phó dán trước nhà. Chưa đủ, hôm sau chúng lại kéo đến. Thấy bà đang ngồi cạnh lu nước, mấy tên xăm trổ múc cả xô nước đổ lên đầu bà, dúi bà ngã ngửa, nằm bất động, phải nhờ hàng xóm đưa đi viện. Vợ chồng con gái dù biết tin vẫn không dám về thăm mẹ. Bà Sáng xót xa: “Bị tù còn có án, chứ nợ bọn tín dụng đen này thì coi như lãnh án đi đày biệt xứ, tôi ở nhà cũng không một ngày được sống yên ổn”.

Những “lãnh địa” của tín dụng đen

Đại tá Cao Hu Nguyên, Trưởng Công an huyn Nhơn Trch (Đồng Nai) cho biết, trên địa bàn huyn có 140 nghìn người t khp nơi đến làm ăn, cư trú, trong đó có khong 120 nghìn công nhân và gn 20 nghìn lao động t do. Hu hết thu nhập của họ chỉ tạm đủ sống, nên khi gặp biến cố, như tai nạn, ốm đau thì đành nhắm mắt vay tiền của tín dụng đen. Công tác điều tra cơ bản cho thấy thực tế là cho vay nặng lãi, nhưng khi làm giấy giao kèo đều biến tướng sang các hình thức mua bán như: Bán cho ông A, bà B điện thoại di động, xe gắn máy, laptop... trả góp trong thời hạn từ 1 đến 3 tháng... Nhiều nạn nhân chỉ thoát khỏi tình cảnh khốn đốn vì vay tín dụng đen, quẫn bách khi được công an giải cứu hoặc kẻ cho vay bị bắt.

Từ Quảng Trị, chị H vào Nhơn Trạch bán rau, chịu khó dành dụm mua được một miếng đất ruộng 50 m2, định bụng sẽ chắt bóp tiền dựng cái nhà mái tôn để đón chồng con vào. Nhưng tai họa ập đến, chồng chị không may qua đời vì tai nạn giao thông. Định bán đất lo tang cho chồng nhưng không ai mua, bí quá, chị đánh liều tìm đến một nơi chuyên cho vay nặng lãi thế chấp giấy tờ đất vay 10 triệu đồng theo dạng trả góp trong vòng 60 ngày, mỗi ngày 300 nghìn đồng.

Sau đám tang, chị ngã bệnh nên chậm trả nợ. Chủ nợ sai đám giang hồ đao búa đến tận bệnh viện uy hiếp và tăng tiền lãi lên 500 nghìn đồng/ngày. Hoảng sợ bởi số tiền lãi cắt cổ, chị trốn viện về bán rau nhưng cũng không đủ trả. Chủ nợ ép chị ký giấy sang tên miếng đất, tiếp tục đe dọa, buộc chị ký thêm giấy nợ 20 triệu đồng.

Một số doanh nghiệp cũng tìm đến tín dụng đen để kiếm nguồn vốn kinh doanh. Chị Mai - chủ một doanh nghiệp có hai nhà máy lớn ở Hà Nội đang thiếu vốn thì người của Công ty Cổ phần đầu tư Hải Linh đến mời cho vay nóng với lãi suất “ưu đãi”, ngoài ra còn tặng quà đắt tiền. “Nắng hạn gặp mưa rào”, chị Mai đã vay 10 tỷ với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày. Đến bây giờ, tính cả gốc và lãi, tiền nợ lên đến 50 tỷ, chị Mai không có tiền trả, Công ty Hải Linh lập tức hiện nguyên hình là một “tập đoàn” tín dụng đen, cho đám giang hồ đến khủng bố, ép chị phải sang nhượng cổ phần của công ty. Chị Mai không đồng ý thì bị đánh đập, buộc phải đến cơ quan công an trình báo.

Công ty chị Mai chỉ là một trong rất nhiều doanh nghiệp sập bẫy Công ty Hải Linh. Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, vừa bắt nhóm tội phạm núp bóng doanh nghiệp này. Cầm đầu đường dây là Triệu Đình Hoan ở Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội) có một tiền án. Công ty của Hoan cho khoảng 120 doanh nghiệp và cá nhân vay với tổng số tiền lên đến 1.600 tỷ đồng, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng. Có chủ doanh nghiệp vay 18 tỷ đồng, và cuối cùng số tiền lãi phải trả mỗi tháng 2,7 tỷ đồng.

Tây Nguyên gn đây cũng được coi như lãnh địa ca tín dng đen. tnh Gia Lai có nhng đầu mi tín dng đen ti các làng, xã vùng sâu đang hút máu đồng bào bng cách cho h vay tin, ng go, phân bón vi lãi sut ct c... Khi con n cn kh năng chi tr, lp tc b ch n ly mt c đất ln nhà, khiến h đã nghèo đói li thêm kh cc không li thoát. Buôn Chai (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, Gia Lai) có 204 hộ dân thì 190 hộ đã sa vào bẫy “cung ứng” từ 5 đầu mối tín dụng đen. Anh Ksor Plông là một trong số đó. Phải nuôi sáu miệng ăn, do túng thiếu nên vay 20 triệu đồng với lãi suất cao. Không có khả năng trả nợ, anh đã phải gán 1ha đất cho chủ nợ, mất luôn sinh kế. Đáng buồn là danh sách nạn nhân tín dụng đen vẫn chưa dừng lại.