Dự án FMCR thực hiện tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.

Dang dở một dự án phục hồi rừng ngập mặn (kỳ 1)

Tính đến hết tháng 8/2023, 27 địa phương trên cả nước xin trả lại vốn vay từ các nguồn nước ngoài. Theo Cục Quản lý nợ và Cục Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổng số tiền các địa phương xin trả lại lên đến 5.000 tỷ đồng. Số lượng địa phương cũng như số tiền không thể giải ngân nhiều hơn so với năm 2022. Đây là vấn đề không mới và do nhiều nguyên nhân. Cuối năm 2023, một dự án được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả môi trường lẫn đời sống dân sinh cũng đã phải xin được đóng lại sau nhiều lần giảm quy mô, giảm số tiền đầu tư…
Hồng treo gió kể chuyện

Hồng treo gió kể chuyện

Từ một loại cây có hiệu quả kinh tế thấp, được xem cây thứ yếu, thông qua áp dụng kỹ thuật treo gió, quả hồng được “ướp” sương, nắng và gió của cao nguyên tạo ra sản phẩm hồng treo gió thơm, dẻo, có vị ngọt tự nhiên.
Anh Hậu đang trao đổi công việc với Châu, cửa hàng trưởng của Ngồi café tại huyện Củ Chi.

Ngồi café và chuyện khởi nghiệp trên xe lăn

“Ngày còn bé xíu, từ tinh mơ, tôi hay nghe mấy chú, mấy bác trong xóm gọi ba “Ra ngồi uống ly cà-phê rồi đi cắt cỏ”. Nghe thân thương lắm. Với lại, người ta bình thường thì đứng khởi nghiệp, tôi khuyết tật nên ngồi khởi nghiệp trên xe lăn. Cái tên Ngồi café ra đời vậy đó”. Bảy năm trước, Nguyễn Trung Hậu (39 tuổi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) đưa một mô hình cà-phê chất lượng cao mới toanh về giới thiệu tại quê nhà. Con đường khởi nghiệp vui lắm buồn nhiều bắt đầu từ đó.
Trẻ con ấp Ràng rất thích đến đọc sách tại Thư viện mini cô Ba.

Thư viện “0 đồng” của cô Thảo mini

Huỳnh Thanh Thảo (38 tuổi, sống tại ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) cao chưa đến 70 cm do ảnh hưởng bởi chất độc da cam và mắc chứng xương thủy tinh. Cuộc sống của cô gắn với chiếc xe lăn. Nhưng nhờ đôi chân của cha, tình yêu của mẹ và nghị lực phi thường, Thảo đi khắp nơi, làm bao điều ý nghĩa. Trong đó, Thư viện mini cô Ba và Quỹ khuyến học cô Ba ấp Ràng là hai mô hình được nhiều người nhắc đến.
Nghệ nhân Đỗ Hữu Triết cùng mẫu gốm Đạt Ma tổ sư.

Đặc sắc Việt Kim Diêu

Dưới ánh sáng tự nhiên, mầu xanh óng ả pha chút mầu nâu sẫm, chút trắng sữa… tất cả hòa cùng đường nét uốn lượn vô định tạo ra một cảm xúc rất riêng chỉ có ở gốm Việt Kim Diêu. Đây là “viên gạch” đầu tiên cho lối chơi gốm hai pha khi phối trộn đất sét cùng kim loại đồng, cũng là một minh chứng rõ rằng, sáng tạo nghệ thuật sẽ không có giới hạn.
Giờ học của thầy và trò Trường tiểu học xã Song Tử Tây.

Những mái chèo giữa trùng khơi

“Dạy mầm non, chúng tôi dạy cả múa và hát. Môn tiếng Anh chúng tôi dạy được, riêng múa hát thì phải cố gắng vì mình là đàn ông, chân tay vụng về. Các em ngoài này hát hay lắm, hay hơn các thầy. Chúng tôi dùng USB đã coppy bài giảng từ trong bờ để trình chiếu dạy các cháu. Có máy tính, nhưng không có internet, chúng tôi dạy các cháu chương trình “giả lập”... Học sinh cấp tiểu học ngoài đảo có kiến thức cơ bản tốt hơn ở trong bờ, nhất là môn Toán và tiếng Việt. Nếu có thi học sinh giỏi, thế nào học sinh Trường Sa cũng có giải thưởng”… Đó là lời một thầy giáo ở Trường tiểu học Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa. Chuyện dạy và học ở Trường Sa là những lát cắt cuộc sống sinh động, thi vị và nghị lực vượt lên khó khăn của cả thầy và trò…
Niềm vui của những vị khách đặc biệt tại cửa hàng “Áo dài 0 đồng” ở Phường 19, quận Bình Thạnh.

Trao nhau chiếc áo nhiệm màu

Phần lớn diện tích căn hộ trên lầu 2, chung cư 76 Ngô Tất Tố của gia đình bà Sầm Kim Tương (65 tuổi) từ giữa năm 2023 đến nay phục vụ cho cửa hàng “Áo dài 0 đồng” dưới sự vận hành của Hội Phụ nữ Phường 19, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ hỗ trợ địa điểm, tự nguyện túc trực, bà Tương còn vui vẻ chi tiền túi mua hơn 2.000 bộ áo dài, bà ba tặng chị em phụ nữ khó khăn.
Bộ đội Biên phòng tuần tra tại khu vực mốc 1378 cửa sông Bắc Luân. Ảnh: Đồn Biên phòng Trà Cổ cung cấp

Cột mốc trong tim

Có một điều dễ nhận thấy, là đường đến những cột mốc biên giới đều nhọc nhằn. Cho dù đó là cột mốc ở đỉnh núi cao, hay cột mốc ven sông, ven biển. Nhọc nhằn cả bởi hành trình tìm đến, và hơn cả, bởi hành trình để cột mốc ấy được dựng lên.
Niềm vui mừng khi gặp lại gia đình của người lính nhà giàn sau thời gian làm nhiệm vụ trên biển.

Những mùa xuân lênh đênh

Đón chồng từ cầu cảng, chị Nguyễn Thị Bích Hải rơm rớm nước mắt. Mười mấy năm lấy nhau, lần đầu tiên, chồng chị về đón Tết với gia đình. Về nhà, việc đầu tiên, như chị bảo, là đi sửa cái ổ điện ở nhà. Việc ấy, chị làm cũng được, nhưng lần này, có chồng làm.
Cán bộ Đồn Biên phòng Nậm Lạnh phối hợp với đoàn thiện nguyện trao quà cho gia đình em học sinh gặp nạn trong vụ cháy.

Đi đến nơi “con chim bay bạc đầu chưa tới”

Với dáng người nhỏ nhắn cùng mái tóc ngắn, chị Nguyễn Kiều Mi, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) liên tục đốc thúc các thành viên trong nhóm sắp xếp các thùng hàng lên xe để kịp tiến độ di chuyển lên điểm Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Nà Khoang, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Ông Hùng (trái) hướng dẫn thợ kiểm tra máy.

Ông Hùng mang máy về quê

Yêu bông lúa gốc rạ quê hương, gần 15 năm qua, ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi, trú xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Ngắm mây lưng chừng núi.

Lên núi cùng nhau

Những ngày giữa năm cũ và mới là một khoảng nhiều tâm tư. Năm dương lịch thì hết rồi, nhìn trên lịch đã sang tháng mới, năm mới. Vài dự án theo thời gian đồng hồ cũng đã kết thúc, đã gói ghém và đóng lại. Mà năm lịch ta thì chưa qua. Cái thời gian tâm lý cuối năm còn mang nhiều tâm trạng. Thế thì đi leo núi khoảng này, có cơ hội lắng lại, tự ngắm nghía cái nao nao, cái bồi hồi cuối năm của mình.
Bà Bùi Thị Bên (bên phải) duy trì việc gói bánh tét tặng người nghèo từ nhiều năm nay.

Cùng bà Bên ăn Tết

Hành lý về quê đón Tết của vợ chồng anh Phùng Văn Hưng (người thuê trọ tại phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) năm nay lại tiếp tục có cặp bánh tét do cô chủ nhà Bùi Thị Bên gói tặng. Anh nói, bánh ngon lắm nên không nỡ ăn, để dành đem về Vĩnh Phúc làm quà cho các con. Tính đến Tết này, anh thuê trọ nhà bà Bên xấp xỉ 20 năm, từ xa lạ trở thành thân quen.
Một “ngân hàng” đặc biệt

Một “ngân hàng” đặc biệt

Năm 2016, khi Nguyễn Tuấn Khởi bắt đầu mô hình Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam (Food Bank Việt Nam), chẳng ai hiểu anh cùng cộng sự đang làm gì. Thế nhưng, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khi thực phẩm được ví là quý hơn vàng, cộng đồng mới thấu hiểu vai trò của tổ chức phi lợi nhuận này. Lúc “ai ở đâu ở yên đó”, Food Bank Việt Nam duy trì cả chục dự án đưa thực phẩm, bữa ăn đến người cần và hỗ trợ bà con nông dân “giải cứu” nông sản.
Nhiều người tìm đến không gian lưu giữ Sài Gòn xưa của ông Huỳnh Minh Hiệp.

Lưu giữ ký ức Sài Gòn xưa

Bộ sưu tập về Sài Gòn trước năm 1975 của nhà sưu tầm Huỳnh Minh Hiệp (52 tuổi) có hơn 10 nghìn hiện vật. Phó Chánh văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam dành hơn 30 năm ngược xuôi dọc miền đất nước để kiếm cho bằng được nhiều món đồ quý. Khi nắm trong tay các bộ sưu tập, nghe lời cô bạn thân là diễn viên Kim Tuyến, ông chọn một vị trí đủ rộng tại Thành phố Hồ Chí Minh tái hiện lại không gian Sài Gòn xưa với từng hiện vật do mình cất công tìm kiếm, lưu giữ.
Chi hội Luật sư giới thiệu mô hình Phiên tòa giả định để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ảnh: CHI HỘI LUẬT SƯ CUNG CẤP

Những luật sư của trẻ em

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Luật sư - Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh và các cộng sự của mình hay được mọi người gọi là “tấm lá chắn” cho trẻ em. Suốt 10 năm qua, họ miệt mài góp tiếng nói đưa nhiều vụ án xâm hại tình dục, bạo hành trẻ em ra ánh sáng, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật dọc miền đất nước để nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực bảo vệ trẻ em trong cộng đồng.
Điều Nhà nhiều lá mong muốn là lan tỏa lối sống xanh đến cộng đồng thông qua những việc làm đơn giản.

Những “chiếc lá” xanh

Ở Thành phố Hồ Chí Minh có một dự án phi lợi nhuận do các bạn trẻ tạo nên, mang tên Nhà nhiều lá. Hơn ba năm qua, những “chiếc lá” trong ngôi nhà chung này đã cùng nhau tạo nên bao điều hữu ích cho cộng đồng. Một thư viện “0 đồng” giữa không gian xanh mát, tủ sách miễn phí cho vài điểm trường xa, chuỗi hoạt động thu rác đổi cây, các buổi chia sẻ truyền thông điệp sống xanh cho tất cả mọi người.
Chăm sóc cây sao nhái làm đẹp cho tỉnh lộ 7.

Đường xuân hoa nở

Kể từ ngày có đường mới, ông Trần Văn Mạnh chăm chạy xe máy thăm thú nhà này, nhà kia hơn hẳn. Cuộc trò chuyện với mấy ông bạn già trong xóm cũng xoay quanh việc so sánh đường cũ - đường mới rồi cười khà khà, thích thú khi thôn ấp giờ có thêm cơ hội để phát triển, chuyện đi lại dễ dàng hơn rất nhiều. Tỉnh lộ 7 (đoạn qua xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) giờ đã là một con đường hoa nở đúng nghĩa để đón mùa xuân mới.
Bà Đinh Thị Giới - người phụ nữ giữ lửa cùng những hậu phương da cam.

Giữ lửa sau những mảnh đời da cam

Những buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Giữ lửa yêu thương trong căn nhà nhỏ của bà Đinh Thị Giới thường ấm cúng và rì rào không hết chuyện. Sáu năm hoạt động, CLB là hậu phương của hậu phương, là chốn đi về của những người phụ nữ có người thân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC). Họ có chỗ để dành được thời gian cho chính mình, tạm bỏ qua những bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống thường ngày, tạm quên đi những nỗi đau da cam vẫn thường trực.
Nhóm Đàn Đó kết hợp với nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc.

Trăm năm... ở đó... cùng đàn

Cảm giác đầu tiên của tôi là háo hức, rồi chuyển sang ngỡ ngàng, sau đó choáng ngợp và cuối cùng là thả lỏng để tận hưởng hết dòng thanh âm kỳ diệu ấy - âm nhạc từ Đàn Đó, dàn nhạc cụ làm hoàn toàn từ tre và đất, do một nhóm nghệ sĩ Việt sáng tạo nên. Nhưng nếu nói, đó chỉ là một dàn nhạc, e rằng còn chưa đủ.
Mô hình nuôi ong ở Hợp Tiến mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Chuyển đổi để thoát nghèo

Hợp Tiến là một xã nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Hợp Tiến (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), và là một xã thuộc danh sách các xã đặc biệt khó khăn của Chương trình 135. Việc phát triển kinh tế-xã hội so các xã khác trong huyện, nói như Chủ tịch xã Hoàng Văn Toàn, thuộc loại “cũng rất vất vả”. Tuy nhiên, sự vất vả lại thúc đẩy nhiều sự biến đổi. Và quan trọng là Hợp Tiến đang có nhiều biến đổi.
Thư viện Trường THPT Bùi Thị Xuân tổ chức nhiều hoạt động kết nối học sinh với văn hóa đọc.

Từ trang sách mở ra

“Cô ơi, con rất thích cuốn sách này. Cô đã từng đọc chưa?”, “Cô ơi, con mới tìm được cuốn sách này hay lắm và phát hiện ra tác giả từng là học sinh trường mình. Con sẽ đọc và chia sẻ cảm nhận với các bạn”… Thấy các em hào hứng cầm sách trên tay, chúng tôi chủ động tới bắt chuyện, chị Hoàng Thị Lan, Tổ trưởng tổ Văn, Trung tâm GDTX Chu Văn An (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) khấp khởi trong lòng. Từ những cô cậu ngó lơ thư viện, giờ nhiều em thích đọc và giới thiệu sách, với chị Lan, đó là sự thay đổi đáng mừng.
Anh Nghĩa và con Quậy.

Lang thang với người miền Tây

Anh lái xe Grab chở chúng tôi từ sân bay về TP Cần Thơ nói: “Mưa ít lắm chị. Cuối mùa rồi. Xíu mưa, xíu tạnh hà”. Để anh ấy trả lời được câu này tôi phải hỏi tới vài lần. Về sau tôi phát hiện ra giọng của mình hình như thiếu “trọng âm” nên mọi người nghe không rõ. Tôi cố gắng nói chậm lại và nói nặng hơn (nhấn vào từng từ) để mọi người nghe được dễ dàng hơn. Vậy là bài học đầu tiên đã xảy ra ngay khi xuống sân bay: nói sao thì nói, miễn sao cho giao tiếp thông suốt thì được. Học nói cách người khác có thể nghe.
Người khuyết tật luôn cần những bệ đỡ để có được công việc phù hợp.

Người khuyết tật lập nghiệp

Chập chững lên ba, cơn sốt bại liệt cướp mất khả năng tự di chuyển của Trần Thị Ngọc Hiếu (39 tuổi), khiến chị phải làm bạn với xe lăn. Năm 2008, chị rời quê nhà Đồng Nai lên Thành phố Hồ Chí Minh học nghề làm tranh đá quý. Tưởng ra nghề, được nhận việc, mọi thứ sẽ ổn thỏa. Nhưng không, môi trường làm việc thiếu thân thiện khiến chị chạnh lòng, đành xin nghỉ để tìm lối đi riêng.
Việc lưu giữ nét đẹp của văn hóa truyền thống luôn được Hội quán ưu tiên.

Giữ nét quê hương trong tâm hồn trẻ nhỏ

Mấy ngày trước buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc kỷ niệm ngày mất của Giáo sư Trần Văn Khê do Hội quán Các bà mẹ tổ chức, con gái chị Nguyễn Anh Quỳnh Chi (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) nôn nao đến khó ngủ. Khoảnh khắc nhìn con mặc trên người chiếc áo dài vẽ hình các loại nhạc cụ truyền thống, đang thả hồn theo từng giai điệu đẹp bên cây đàn tranh, đàn tỳ bà sau nhiều ngày miệt mài tập luyện, chị Chi xúc động không nói nên lời. Chị nhớ lại lần đầu dắt con đến hội quán, khi đó Tuệ Minh vừa vào tiểu học, điều gì cũng lạ lẫm. Mới đó mà đã hơn chục năm trôi qua.
back to top