Minh họa: NGUYỄN MINH

Ở ngã tư Thương Mến

Chỗ đèn xanh, đèn đỏ ấy người ta gọi là ngã tư đau khổ. Chỗ ấy rẽ trái ra bệnh viện nhi, rẽ phải ra bệnh viện lớn nhất tỉnh, đâm thẳng ra bệnh viện phụ sản. Toàn bệnh viện thì đau khổ là phải rồi!

Vườn hoa hạnh phúc

Tôi vốn típ người phụ nữ ăn công việc, ngủ cũng mải nghĩ suy về công việc. Làm chủ công ty sản xuất, chế biến nông sản, cùng chuỗi quán cà-phê lúc nào khách cũng vào ra tấp nập. Chỉ riêng việc đi lại, ngó nghiêng các hoạt động cũng đã làm tôi “tối tăm mặt mũi” không biết đâu là tháng, là ngày.
Tìm một lối vào

Tìm một lối vào

Trên lưng đồi, giữa mầu xanh trùm kín lối, rất có thể ở phía trước con đường, một khoảng um tùm, âm u đón đợi bước chân người hoặc một thơ mộng có thể mở ra.
Minh họa: NGUYỄN MINH

Anh có ba tiếng trước khi bay

Taxi đỗ lại trước một căn nhà. Anh bước ra ngoài, ngơ ngác. Hàng dãy nhà liền kề mới tinh nằm trên một khu đất rộng rãi. Con đường đi xuyên qua dãy nhà sạch sẽ, phẳng lì với hàng cây chưa kịp đan lá sang nhau. Địa điểm Hạnh hẹn anh đây ư? Anh nhìn quanh, không có vẻ gì là có một quán cà-phê, nhà hàng hay khách sạn.
Thoáng Tuyên Quang

Thoáng Tuyên Quang

Từ bến xe Na Hang xuôi xuống hồ thủy điện đi ngang qua sông Gâm và sông Lô, tôi rất thích những con sông vùng Đông Bắc, Tây Bắc.

Thương người mẹ xứ Quảng

Từ khung cửa sổ, tôi nhìn ra cây sa kê phía trước bây giờ tỏa ra nhiều tán rộng, nửa xanh nửa vàng bước vào mùa thay lá. Cây này mẹ trồng đã mấy năm, trái nhìn sắp già, khiến tôi hình dung đến món sa kê chiên giòn mẹ thường đãi cả nhà.
Minh họa: NGUYỄN MINH

Cấp cứu

Cửa phòng cấp cứu đóng lại, một loạt áo bờ-lu xanh khuất sau cánh cửa. Người nhà không được vào. Tôi là kẻ đứng xa cửa nhất, phía trước, bác Cả cùng vợ đang níu tay nhau, cô Ba cũng níu tay chồng khóc lóc. Vợ chồng bác Thứ òa tới như một cơn lốc. Bà ngã lúc nào? Làm sao mà ngã? Có cho bà dùng sâm, dùng yến, dùng đông trùng hạ thảo chi chi đó không?

Ẩm thực trên đường rong ruổi

Khi bạn bắt đầu một cuộc hành trình, đồng nghĩa với bạn sẽ không ăn cơm nhà nấu, mà là ăn món ăn ở địa phương bạn đến, câu cửa miệng khi ăn ở chốn lạ là: “Không giống như nhà nấu”.

Những con chim khàn giọng hót

Sáng nay, cây hoa lộc vừng trước ngõ rụng hoa chi chít, xen lẫn là mấy bãi phân chim. Cả một đàn chim đã về trú ngụ trên cây nhà mình. Thảo nào lúc tối cứ nghe tiếng lích rích ngoài sân cả đêm.
Minh họa: NGUYỄN MINH

Ngàn lẻ hai con hải âu

Biển mùa xuân trong xanh và êm đến lạ. Tôi đã gặp em trên chuyến tàu ra đảo yến trong mầu xanh biển lạ đến độ không ai có thể giận hờn được với nhau.
Một góc hồ Đồng Mô. Ảnh: ANH QUÂN

Lòng hồ

Tôi đi tìm ông từ một bức ảnh của người anh ham rong ruổi ghi lại những cảnh đẹp xứ Đoài.

Ngoại lẫn

Ngày xưa, ngoại làm việc tay chân vất vả, ăn uống kham khổ, song không hiểu sao đã hơn bảy mươi tuổi nhưng sức khỏe ngoại rất tốt.
Minh họa: NGUYỄN VĂN ĐỨC

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ.
Tượng đài Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.

Dáng núi

Mỗi lần về thăm mảnh đất Yên Thế là tôi lại được thắp hương trước tượng đài cụ Hoàng Hoa Thám, lòng tưởng nhớ tới cuộc khởi nghĩa oanh liệt một thời. Bàn tay tôi chạm vào bức tường thành chiến lũy đồn Phồn Xương, chạm vào quá khứ, nghe ký ức dâng trào.
Minh họa: ĐOÀN ĐỨC HÙNG

Trong núi

Lão xuống xe ở ngã tư cầu vượt. Chuyến đi đã được lão tính kỹ từ trước. Gió rét thổi vuột qua mặt. Mới ba giờ sáng. Lão nhìn sang mé đường bên kia, vẫn có một hàng cháo đêm đang mở cửa. Lão quay sang trái ngó đường để bước qua thì có người giật tay áo: Bác về đâu? Tắc-xi nhé. - Vâng, sang ăn cháo đã. Mời. - Thôi bác ăn đi, cháu ngồi đợi.

Bát mì kỷ niệm

Hôm qua ngồi lướt mạng, bắt gặp hình ảnh những em bé miền núi nghèo, chụm đũa ăn chung nhau bát mì tôm thay bữa một cách ngon lành và thích thú, người bạn của tôi xuýt xoa: ôi thương quá! Tôi như chợt bắt gặp tuổi thơ của mình ở đó và trào lên một nỗi nhớ thương.
Người chắp nối... niềm vui

Người chắp nối... niềm vui

Dưới gốc cây si già hàng trăm năm, một người đàn ông trung niên xấp xỉ tuổi 60 ngồi cùng chiếc máy khâu, khoan nhặt từng sợi chỉ, uốn nắn từng đường kim, thi thoảng lại nhúm miệng huýt sáo.
Minh họa: LÊ ANH VÂN

Mùa xuân đã về

20 năm xa nhà, gắn với xóm núi trơ sỏi đến từng ngọn cỏ nhưng bước qua những cơn bão đời nghiêng ngả, nàng dù bịn rịn cũng phải “dời đô”. Về lại quê mẹ, ngôi trường giữa lòng thị xã, chuẩn quốc gia, nhìn đâu cũng hoa lá xanh tươi. Trường gần nghìn học sinh, áo quần sạch sẽ thơm tho, nơ cài đầy tóc.

Hương đằm phố xuân

Tôi gọi em là hương đằm phố xuân, bởi chỉ em có cái tên thật mộc mạc: hoa mộc, nhưng hương thơm dịu ngọt, lắng sâu trong những khuôn viên phố xuân, cho người vãn cảnh xuân dịu đi bao ưu tư thời số hóa. Lại thầm nghĩ, có ai số hóa được vị hương của mỗi loài hoa không nhỉ?

Áo len tặng bố

Từ ngày một mình cô quạnh, bố thành ra đổi tính đổi nết. Nhiều lúc tôi thấy bố thật khó chiều nhưng càng thấy thương bố nhiều hơn. Tuổi già ai chẳng vậy: sớm nắng chiều mưa, hay hờn hay dỗi.
Minh họa: NGUYỄN MINH

Chuộc hoa

Tuồng rẽ rừng đi giữa mưa, chọn đường chim bay, đi bộ, đoạn tốt xấu gì Tuồng cũng chạy, cho kịp việc bố giao, chỉ mệt mới dừng lại, tay cầm chắc tờ giấy ghi địa chỉ và số điện thoại của người cần tìm, đoạn tiếp tục chạy, rẽ rừng, rẽ mưa, nước tung tóe.

Giao thừa Hội An cùng Michelle

Biệt thự Nhà Bống đón cô Michelle vào ngày cuối năm 2022. Khi ấy, Hội An nắng ấm dịu dàng hòa cùng cái se lạnh còn sót lại, khí hậu nuông chiều lòng người và phù hợp với những cuộc rong chơi mải miết.
Mong trái tim người trong trí tuệ nhân tạo

Mong trái tim người trong trí tuệ nhân tạo

Là một trong những nhà văn hiếm hoi cùng lúc sở hữu hai giải thưởng văn chương danh giá: giải Man Booker (1989) và giải Nobel Văn chương (2017), Kazuo Ishiguro được xem là một trong những nhà văn Anh ngữ nổi bật với tài năng không thể phủ nhận.

Cuối năm về quê giẫy mả

Năm nào cũng vậy, cứ đầu tháng 12 âm lịch, cha lại điện thoại cho từng đứa, hỏi thật nhẹ, “năm nay con có về “giẫy” mả ông bà với mả má con được không?”. Hỏi xong, rồi mỗi buổi chiều, trong bóng hoàng hôn, cha ngồi bên ngoài hàng ba, nhẩm tính từng ngày.
back to top