Sử dụng máy bay không người lái nghiên cứu rừng rậm Amazon

NDO -

NDĐT - Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đang dùng máy bay không người lái (drone) nghiên cứu rừng nhiệt đới Amazon. Với các cảm biến của drone, các nhà khoa học hy vọng tìm hiểu sâu hơn “dấu vân tay” của các hệ sinh thái nhiệt đới khác nhau, để có thể theo dõi trạng thái của những khu rừng và tìm cách ứng phó đối với biến đổi khí hậu, nạn cháy rừng…

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Mỗi một nhà máy tạo oxy tự nhiên (các hệ sinh thái nhiệt đới) sẽ phát ra một chỉ số VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) khác nhau hoặc những đặc điểm khác nhau, thay đổi dựa trên những yếu tố như hạn hán hoặc lũ lụt. Với những chỉ số VOC này, các nhà nghiên cứu có thể theo dõi được các hệ sinh thái rừng thích nghi ra sao với các yếu tố, tác nhân gây căng thẳng.

Tuy nhiên, chỉ số VOC của rừng rậm Amazon trước đây dữ liệu bị hạn chế và có sự sai lệch, các mô hình phát thải giả định cho các hệ sinh thái gần nhau lại có lượng phát thải VOC giống nhau.

Từ năm 2017, các nhà nghiên cứu Đại học Harvard, Đại học bang Amazonas (UEA) và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Amazonas (FAPEAM) đã cùng làm việc trên một hệ thống máy bay không người lái, nhằm lập ra bản đồ chỉ số VOC phát ra từ các hệ sinh thái khác nhau ở trung tâm Amazon. Điều này giúp các nhà khoa học hiểu và định lượng được VOC trong các hệ sinh thái khác nhau, hệ sinh thái gần nhau, từ đó mô phỏng tốt hơn về khí hậu và chất lượng không khí.

Không chỉ đối với rừng Amazon, máy bay không người lái cũng đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, như: hãng Boeing sử dụng drone chạy bằng năng lượng mặt trời, thu thập dữ liệu về khí hậu và khí quyển, hay trước đó, drone cũng đã được dùng để nghiên cứu khảo sát trang trại và cây trồng.