Coi trọng công tác phòng, chống cháy, nổ

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ trên địa bàn. Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp về PCCC nhằm hạn chế các vụ cháy nổ, giảm thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra. Công an thành phố phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra theo các chuyên đề đối với chung cư, nhà cao tầng, các địa điểm kinh doanh ka-ra-ô-kê, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh xăng dầu, hóa chất, khu công nghiệp, chế xuất… Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã hướng dẫn các cơ sở khắc phục các hạn chế trong công tác PCCC, lập biên bản xử phạt h&ag

Tuy nhiên, công tác PCCC vẫn còn nhiều hạn chế như việc tuyên truyền PCCC chưa tiếp cận được các tầng lớp nhân dân; công tác xây dựng lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng chưa bảo đảm yêu cầu, hoạt động còn mang tính hình thức; việc nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở còn chưa chặt chẽ. Ý thức của người dân cũng như việc chấp hành các quy định PCCC tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ PCCC chưa đáp ứng được yêu cầu..., khiến nguy cơ cháy nổ ngày càng cao. Từ tháng 4-2016 đến tháng 4-2019, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra hơn 2.600 vụ cháy, nổ, khiến 61 người chết, 60 người bị thương, thiệt hại về tài sản lên tới gần 760 tỷ đồng. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy xảy ra tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Ðông (quận Thanh Xuân) vào ngày 28-8, vụ cháy chợ Tó (huyện Ðông Anh) vào ngày 23-9, vụ cháy tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (quận Hoàn Kiếm) ngày 28-9…, gây thiệt hại rất lớn về tài sản.

Ðể hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy nổ, nhất là trong thời điểm thời tiết hanh khô như hiện nay, UBND thành phố cần chỉ đạo các đơn vị, sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC; hướng dẫn các địa bàn, cơ quan, đơn vị, cơ sở xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, lực lượng PCCC chuyên ngành, chuyên trách, bán chuyên trách. Rà soát, khắc phục hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành, xử lý vi phạm quy định về PCCC, trong đó tập trung trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ. Xây dựng và phát huy hiệu quả lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện phương châm bốn tại chỗ. Ðối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng, gây mất an toàn về PCCC cần kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. Các đơn vị cung cấp điện, cấp nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với những công trình vi phạm quy định về PCCC có quyết định đình chỉ hoạt động.