1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
11-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
30-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
26-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
23-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
24-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
13-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
15-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Ngày 30/12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
31-NQ/TW
Người dân đón xe tại Bến xe Miền Đông mới.

Tăng phương tiện, tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ

Ngay sau khi Chính phủ có quyết định cho người lao động nghỉ liên tiếp năm ngày trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhu cầu vui chơi, đi lại của người dân Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu nhích lên, trong đó các đơn vị vận tải đã sẵn sàng chuẩn bị phương án phục vụ hành khách từ sớm với dự báo lượng hành khách và phương tiện tăng hơn dịp lễ năm ngoái.

Sẵn sàng cho mùa du lịch hè

Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch hè. Đây là giai đoạn quan trọng mang tính quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu trong năm mà ngành du lịch thành phố đã đặt ra.
Nút giao Mai Chí Thọ-Ðồng Văn Cống thuộc Dự án xây dựng nút giao thông An Phú (thành phố Thủ Ðức) cần sớm gỡ vướng giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Các dự án giao thông trọng điểm chờ gỡ vướng về giải phóng mặt bằng

Một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì vướng mắc về giải phóng mặt bằng, trong khi chủ đầu tư dốc sức thi công nhằm tránh trễ hẹn. Chủ đầu tư và nhà thầu đều trông chờ chính quyền địa phương cùng các sở, ngành chức năng phối hợp tháo gỡ khó khăn để đáp ứng tiến độ đã đề ra.
Giờ thực hành của sinh viên Trường cao đẳng Kỹ nghệ II, thành phố Thủ Ðức (Thành phố Hồ Chí Minh).

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ðể chủ động hội nhập, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tuy đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu thực tiễn, công tác này vẫn còn một số bất cập, cần nhanh chóng tháo gỡ.
Một gian trưng bày tại Ðường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôn vinh giá trị của sách và người đọc

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3-năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực ở khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ðây là sự kiện văn hóa quan trọng để tôn vinh giá trị của sách, người đọc, những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành và lưu giữ sách.
Quang cảnh Hội thảo “ISO/IEC 27001-An toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”.

Bảo vệ an toàn thông tin, dữ liệu trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, các doanh nghiệp đang đối mặt với các thách thức lớn về rủi ro mất an toàn thông tin. Làm thế nào bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu là chủ đề được các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại Hội thảo: “ISO/IEC 27001 - An toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đại biểu tham quan triển lãm tại buổi khai mạc sự kiện.

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.
Quang cảnh hội thảo.

Hướng đến sản xuất thực phẩm và nông sản bền vững

Ngày 16/4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển bền vững trong sản xuất thực phẩm và nông sản: Bền vững môi trường, xã hội và quản trị (ESG); Kiểm soát khí nhà kính (GHGs); Chứng nhận không phá rừng (EUDR)”.
Người dân phường Bình Thọ (thành phố Thủ Đức) dọn vệ sinh trên trục đường thuộc địa bàn.

Tạo sự đồng thuận, hiệu quả trong sáp nhập khu phố, ấp

Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thành lập, chia tách, sáp nhập, đổi tên khu phố, ấp trên địa bàn, thời gian qua, các địa phương đồng loạt tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 11. Thực tiễn cho thấy, công tác nhân sự, sắp xếp khu phố, ấp được các địa phương thực hiện nghiêm túc, dân chủ, nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Hệ thống trạm sạc điện cho xe buýt điện của VinBus tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thiết lập hệ thống trạm sạc cho xe buýt điện

Chính quyền thành phố đang thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050; trong đó, có chuyển đổi xe buýt dùng điện. Với xu hướng phương tiện điện gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, việc quy hoạch và đầu tư hệ thống trạm sạc cùng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho trạm sạc xe điện chính là kỳ vọng của cơ quan quản lý cùng các nhà đầu tư.
TikToker hỗ trợ tiểu thương chợ Bến Thành livestream bán hàng qua internet. (Ảnh THẾ ANH)

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2024, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại điện tử đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng an tâm tham gia giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử…
Sản xuất rau tại cơ sở chế biến Thuận Hòa (Long An).

Nâng cao chất lượng hàng Việt Nam

Qua rồi cái thời “hàng tốt chỉ để dành xuất khẩu”, ngày nay, những mặt hàng chất lượng cao lại được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên tiêu thụ tại thị trường nội địa. Không những vậy, các doanh nghiệp, điểm phân phối còn liên kết cùng cải tiến sản phẩm, minh bạch nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhằm chinh phục người tiêu dùng.
Cửa hàng “Áo dài yêu thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 13, quận Phú Nhuận.

Áo dài trao tay

Thời gian gần đây, mô hình “Áo dài 0 đồng” tại Thành phố Hồ Chí Minh được các Hội liên hiệp phụ nữ quận, phường triển khai mạnh mẽ. Không chỉ tặng nhau áo dài, chị em phụ nữ còn trao gửi tâm tình, giúp lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Lực lượng chức năng kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua, bán vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh CTV).

Tăng cường kiểm soát, quản lý thị trường vàng

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, lực lượng chức năng thành phố đã đồng loạt ra quân kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.
back to top