Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống”

NDO -

NDĐT - Ngày 21-12, Báo Nhân Dân phối hợp Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống”.

Kính mời bạn đọc theo dõi giao lưu trực tuyến TẠI ĐÂY

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống”

Chương trình bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 21-12. Các khách mời tham dự chương trình có ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Ngô Trường Thi, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Ủy ban Dân tộc.

Ba đại biểu sẽ trả lời các câu hỏi, băn khoăn của bạn đọc về những vấn đề cụ thể như kết quả triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo; nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi cho Nhân Dân điện tử qua email: nhandandientutiengviet@gmail.com, giaoluutructuyennd@gmail.com, hoặc qua fanpage của Báo Nhân Dân điện tử https://www.facebook.com/nhandandientutiengviet/

Đúng 9 giờ sáng 21-12, ba khách mời đã có mặt tại trụ sở Báo Nhân Dân để tham dự giao lưu trực tuyến với chủ đề “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” do Báo Nhân Dân phối hợp Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo tổ chức.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 1

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh cho biết, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội là một nội dung cơ bản, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, được cụ thể bằng chính sách, pháp luật và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước qua các thời kỳ. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác giảm nghèo, được thế giới đánh giá là điểm sáng hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ trước thời hạn. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn dưới 7% (năm 2017).

Theo báo cáo của Chính phủ về kết quả hai năm (2017 và 2018) thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 6,7% (giảm 1,53% so cuối năm 2016); ước đến cuối năm 2018 còn dưới 6% (giảm khoảng 1 -1,3% so năm 2017). Tình trạng tái nghèo được kiềm chế và có xu hướng giảm tích cực, tỷ lệ tái nghèo trung bình cả nước giảm từ 0,13% (năm 2016) xuống 0,1% (năm 2017). Đặc biệt, có 10 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội) duy trì được tình trạng không tái nghèo.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 52,6% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2017), thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước. Nguồn lực thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo vẫn còn dàn trải, chưa tập trung hỗ trợ đủ độ để tác động làm chuyển biến thực sự đời sống người nghèo dân tộc thiểu số. Các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống.

Tỷ lệ tái nghèo bình quân ở mức 5,1%/năm, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, bằng 22,98% so với tổng số hộ thoát nghèo, do các nguyên nhân tách hộ, do gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là hậu quả của thiên tai, lũ lụt…

Việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả thực hiện ở các địa phương đạt kết quả còn thấp. Trong đó có nguyên nhân là chính sách hỗ trợ cho không được duy trì trong thời gian dài, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại của người nghèo, không muốn vay vì sợ không trả được.

Chính vì vậy, Báo Nhân Dân và Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp tổ chức Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Để chính sách Giảm nghèo đi vào cuộc sống” với mong muốn các đại biểu phổ biển, trao đổi với độc giả của Báo Nhân Dân về những bài học, kinh nghiệm mang tính điển hình về giảm nghèo ở các địa phương, về những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong triển khai công tác này thời gian qua. Từ đó, kiến nghị các giải pháp mang tính căn cơ hơn để góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 4% theo chuẩn nghèo đa chiều, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững đất nước.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các vị khách mời ngày hôm nay.

Xin chúc các quý vị mạnh khỏe!

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 2

MC: Xin hỏi ông Ngô Trường Thi, ông cho biết một số kết quả công tác giảm nghèo trong năm vừa qua, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 3

Ông Ngô Trường Thi:

Chúng tôi suy nghĩ thế này, nói về thành tựu giảm nghèo Việt Nam chúng ta phải đặt trong bối cảnh, nếu không có giảm nghèo không biết là đời sống của những người dân, đặc biệt vùng dân tộc miền núi, những đối tượng khó khăn giờ như thế nào. Chắc chắn trong bối cảnh kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, nhưng nếu không có chương trình giảm nghèo an sinh xã hội, thì chắc chắn những đối tượng này sẽ tụt hậu và khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo là lớn, sẽ làm áp lực cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Nói về thành tựu chúng tôi cho rằng, mặc dù trong năm 2018 cũng như ba năm trở lại đây chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức, về cả về kinh tế, xã hội, thiên tai lũ lụt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Quốc hội của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt của người dân, kết quả giảm nghèo của chúng ta tiếp tục giữ vững. Trong hai năm 2016, 2017, tỷ lệ nghèo bình quân của cả nước đã giảm 1,8% cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ 1-1,5%. Năm 2018, chúng tôi đang chỉ đạo rà soát tốc độ giảm nghèo của chúng ta đang được kiểm soát, đặc biệt, đời sống người dân được ổn định, cơ sở hạ tầng của khu vực người dân vùng núi, dân tộc được cải thiện. Bây giờ, quý vị có thể đi đến các điểm vùng sâu, vùng xa, chắc chắn sẽ khác hẳn so với trước đây. Điểm đặc biệt chúng tôi cho rằng, thành tựu giảm nghèo đã góp phần trong việc phát triển bền vững của đất nước .

MC: Thưa ông Bùi Sỹ Lợi, đến cuối năm 2017, cả nước còn hơn 23 nghìn hộ người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo, chiếm 1,42% hộ nghèo cả nước. Làm thế nào để nâng mức sống, mức thu nhập cho các đối tượng chính sách đó lên mức bằng hoặc khá hơn so với mức sống trung bình trong khu vực?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 4

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Nhìn một cách tổng quan, chương trình giảm nghèo của nước ta đã đi chặng đường dài. Nếu ai từng chứng kiến giai đoạn đầu Đảng và Nhà nước ta thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sau gọi là giảm nghèo bền vững, sẽ thấy thành tựu to lớn của đất nước trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và đến nay là giảm nghèo bền vững.

Thành tựu đó không chỉ Việt Nam thừa nhận mà được các nước trên thế giới và tổ chức xã hội, tổ chức NGO của các nước đánh giá cao.

Tuy nhiên, chúng ta đặt ra mục tiêu trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, người có công với cách mạng là đối tượng luôn được Nhà nước xác định tập trung ưu tiên giải quyết đầu tiên và mức sàn như an sinh xã hội thì đối tượng người có công đạt cao nhất, cao hơn tất cả các chính sách. Điều đó nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cộng đồng dân cư cũng tập trung giải quyết vấn đề nghèo đói cho người có công trước.

Hôm nay, chúng ta nói về con số còn khoảng 1,4%. Con số này khiến chúng tôi vẫn băn khoăn và vẫn phải đi giám sát, kiến nghị với Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội - cơ quan tham mưu cho Chính phủ. Nhưng chúng tôi thấy thực trạng hôm nay cũng phải phân tích trước để người dân thấy điều này không phải là 1,4% như chúng ta nói.

Thực ra, cơ bản người có công của chúng ta không còn hộ đói, hộ nghèo ở dưới mức sàn an sinh xã hội. Tại sao vẫn có tỷ lệ này. Vì chính người có công vẫn cùng hộ gia đình với đối tượng khác.

Vì thế khi đi giám sát, bản thân tôi thấy chính người không có công "ăn ké" vào người có công, dẫn tới người có công phải san sẻ cho người không có công, các thành viên trong gia đình nên chia tỷ lệ này xuống. Còn thực tế có địa phương tuyên ngôn dứt khoát không còn hộ nghèo là người có công với cách mạng. Tôi khẳng định rằng, tỷ lệ này chúng ta nói hôm nay thống kê một cách tự nhiên mà không phân tích kỹ vấn đề này.

Tôi vẫn khẳng định cuối cùng, với người có công với cách mạng, Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, toàn dân lo không để người dân nào rơi dưới mức sàn an sinh xã hội.

Tuy nhiên, một số địa phương do tỷ lệ người có công còn cao nhưng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương này còn khó khăn nên người có công được chăm sóc, quan tâm không bằng địa phương khác.

Các chính quyền địa phương phải tuyên bố không có người nào người có công rơi vào nghèo đói. Nếu địa phương nào còn tỷ lệ này thì phải thể hiện quyết tâm chính trị, không để tỷ lệ % nhỏ bé nào người có công bị nghèo và đói.

MC: Xin có câu hỏi dành cho ông Võ Văn Bảy. Ông có thể cho biết kết quả giảm nghèo ở khu vực các xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong năm qua như thế nào? Tỷ lệ hộ nghèo DTTS có giảm đáng kể, và có điểm sáng nào trong công tác giảm nghèo của đồng bào DTTS thời gian qua?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 5

Ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Ủy ban Dân tộc:

Trong năm qua, việc thực hiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo trong đó có các chính sách dân tộc Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn cả nước nói chung và vùng DTTS và miền núi nói riêng. Nếu như trước đây Chương trình 135 có hàng chục nhà tài trợ, sau khi Việt Nam bước vào nước thu nhập trung bình, các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Những mô hình giảm nghèo của Việt Nam còn được các tổ chức quốc tế đề xuất báo trước các nước khác, là cách để các nước khác học tập.

Trong những năm qua, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quan tâm của Đảng, Quốc hội và đặc biệt sự ủng hộ của người dân nên công tác giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu. Nếu như vào cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước là 6,7% (giảm 1,53% so với cuối năm 2016), trong đó: bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2016, đạt mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Đến năm 2018, đã có tám huyện thoát nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 14 huyện hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn (3/7 huyện theo Quyết định số 615/QĐ-TTg và 11/23 huyện theo Quyết định số 293/QĐ-TTg), ước đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1 đến 1,3% so với cuối năm 2017, dự kiến, hộ nghèo DTTS so với tổng hộ DTTS giảm 3,06% so với cuối năm 2017, đạt mục tiêu theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các Mục tiêu thiên niên kỷ vùng đồng bào DTTS (giảm tỷ lệ hộ nghèo 3-4%/năm).

Có rất nhiều điểm sáng, ngay cả những huyện thuộc diện khó khăn nhất, Chương trình 30a có 64 huyện nghèo thì có đến 8 huyện thoát nghèo, 14 huyện hưởng cơ chế chính sách được thoát nghèo. Ngoài ra còn nhiều điểm sáng, mô hình làm rất tốt, nhiều vùng nếu như trước đây chúng ta so sánh, bây giờ đã khác hoàn toàn về bộ mặt nông thôn, sinh kế…

MC:Xin hỏi ông Ngô Trường Thi. Nguồn lực cho Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trong hai năm qua được sử dụng tập trung cho khu vực nào? Sau nửa chặng đường, bài học rút ra là gì? Trong năm 2019, nguồn lực dành cho giảm nghèo sẽ như thế nào?

Ông Ngô Trường Thi:

Chúng ta đang thực hiện theo Luật Đầu tư công. Nguồn lực cho giảm nghèo đã được Quốc hội giao trung hạn để các địa phương chủ động trong vấn đề sắp xếp, bố trí phù hợp nhu cầu. Nguồn lực sẽ thực hiện theo tiến độ, phù hợp trần ngân sách hằng năm, vốn chương trình năm 2019 đã được Quốc hội giao. Các địa phương đang phân bổ chi tiết theo quy định. Nguồn lực cả năm năm đã được Quốc hội phê duyệt. Tổng nguồn lực ngân sách nhà nước dành cho Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 41 nghìn tỷ đồng và được phân bổ theo chế độ từng năm. Việc phân bổ thực hiện theo nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn theo Quyết định 48/2016/QĐ-TTg của Chính phủ. Các địa phương có thể đối chiếu các tiêu chí để biết được mình nhận được bao nhiêu tiền. Căn cứ trần ngân sách hằng năm, chúng tôi đều bố trí. Trong hai năm vừa qua, 2016, 2017 và 2018, tổng nguồn lực bố trí cho giảm nghèo đạt được gần 52% so với kế hoạch năm năm. Tất nhiên con số này còn thấp nhưng tôi cho rằng đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Nói về những kết quả đạt được trong ba năm qua, chúng tôi cho rằng, một dấu ấn đáng ghi nhận là chúng ta bắt đầu chuyển cách thức hỗ trợ người nghèo. Từ cách thức hỗ trợ theo hình thức áp đặt từ trên xuống, chúng ta chuyển hướng sang tạo hành lang pháp lý, tạo cơ chế hướng dẫn thực hiện và giao phân cấp mạnh cho địa phương, cộng đồng tổ chức thực hiện. Tất nhiên, có thể kết quả đạt được chưa nhiều nhưng đây là một bước để chúng ta thay đổi cách thức hỗ trợ. Bởi vì, kể cả chúng ta có nguồn lực, chính sách, nhưng người dân không chấp nhận nguồn lực, chính sách này thì chắc chắn hiệu quả đạt được cũng không cao.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, có thể chúng ta vẫn chưa hài lòng về việc thiết kế chính sách. Nhưng vì chính sách phải lâu dài, không thể thay đổi trong một vài ngày. Quốc hội và Chính phủ đã có chỉ đạo phải hạn chế, chấm dứt những chính sách hỗ trợ cho không, tạo sự ỷ lại, trừ các chính sách trợ cấp đột xuất, hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, bảo đảm an sinh xã hội... Còn lại các chính sách giảm nghèo phải theo hướng chuyển sang hỗ trợ có thời gian, điều kiện, hoàn trả, để phát huy tính chủ động vươn lên của người nghèo.

Một điểm nữa, bên cạnh những kết quả đạt được, ở một số địa phương đã và đang xuất hiện mô hình hỗ trợ cộng đồng. Chúng ta không hỗ trợ trực tiếp từng đối tượng nữa mà hỗ trợ cộng đồng. Mô hình này tạo sinh kế, từng bước gắn với khởi nghiệp, thị trường, tham gia chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, chống thực phẩm giả... đặc biệt là phát huy nội lực của chính người dân. Và phù hợp bản sắc văn hóa của từng nhóm dân tộc. Nếu chúng ta làm từ trên xuống, mỗi cộng đồng có một đặc điểm, bản sắc văn hóa khác nhau. Nhưng chỉ cần tạo cơ chế và giao cho cộng đồng, cộng đồng sẽ biết làm như thế nào hiệu quả nhất. Cộng đồng sẽ giám sát thực hiện chính sách và họ sẽ làm rất tốt.

MC: Xin hỏi ông Ngô Trường Thi. Thời gian quan, có tình trạng hộ nghèo tăng trở lại và tình trạng tái nghèo nhanh xuất hiện ở nhiều địa phương. Nguyên nhân chính là do đâu? Và giải pháp nào để giảm tình trạng này trong thời gian tới? Có địa phương nào không có hiện tượng tái nghèo, và có tỉnh khó khăn ghi dấu ấn trong kéo giảm tỷ lệ tái nghèo?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 6

Ông Ngô Trường Thi:

Tôi phải chia sẻ như thế này, chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan, tái nghèo và phát sinh nghèo mới luôn là một khía cạnh trong lĩnh vực giảm nghèo, hoặc có những hộ từ trước đến nay chưa từng được nghèo nhưng họ lại rất nghèo. Đó là câu chuyện rất bình thường, chúng ta không nên nghĩ theo một hướng cực đoan chỉ có thoát nghèo chứ không có hộ nghèo và không có tái sinh nghèo. Tuy nhiên, tái nghèo, phát sinh nghèo ở mức độ như thế nào là phù hợp. Nếu như giai đoạn trước tỷ lệ tái nghèo của chúng ta bình quân một năm khoảng 12% trên tổng số hộ thoát nghèo thì giai đoạn này chúng ta chỉ còn có hơn 5%, mặc dù thiên tai xảy ra rất nhiều.

Như các vị đã biết rồi đặc biệt hai năm vừa qua thiên tai liên tục xảy ra tại các địa phương như Sơn La, Lạng Sơn nhưng mà tỷ lệ tái nghèo không lớn, song tỷ lệ phát sinh nghèo lại tương đối lớn gần 23% trên tổng số hộ thoát. Nguyên nhân đối với hộ tái nghèo do thiên tai, rủi ro trong cuộc sống. Nhưng hộ phát sinh nghèo lại nằm rất nhiều ở những khu vực đông dân. Mặc dù tỷ lệ địa bàn này không nhiều nhưng quy mô số hộ nghèo lại lớn và nhu cầu tách hộ là nhu cầu rất bình thường của người dân; do những rủi ro như thảm họa, thiên tai trong cuộc sống, do sản xuất kinh doanh. Chúng tôi cho rằng đấy là những nguyên nhân chủ yếu. Nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận còn một nguyên nhân nữa, đó là do chủ quan trong công tác quản lý hộ nghèo của địa phương.

Về giải pháp, sau khi có giám sát của Quốc hội, chúng tôi đã có ngay văn bản chỉ đạo ngay trong năm 2018 này trong việc rà soát cuối năm, có hai việc chúng tôi đã phải chỉ đạo ngay. Một là, đề nghị các địa phương rà soát kỹ những đối tượng hộ nghèo có thành viên là người có công và dứt khoát bằng mọi cách chậm nhất đến cuối năm 2019 cả nước không còn đối tượng này nữa.

Thứ hai là, các địa phương phải rà soát và thẩm định kỹ những trường hợp phát sinh nghèo, phải chỉ ra nguyên nhân, chứ không phải cứ rà soát ở dưới và báo cáo lên trên. Vừa qua, chúng tôi đi kiểm tra một số địa phương, cũng đã hoàn thành việc rà soát báo cáo con số này đã giảm và giảm nhiều. Như vậy, đây là một bài học trong quản lý chúng ta phải thường xuyên có điều tra, có giám sát để hạn chế tình trạng này.

MC: Xin hỏi ông Bùi Sỹ Lợi: Bên cạnh chuyện tái nghèo, thời gian qua, có những hộ nghèo ở Quảng Ninh viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Câu chuyện này không chỉ có ở Quảng Ninh. Qua tiếp xúc với cử tri từ thực tế, ông có nhận xét gì về nỗ lực thoát nghèo của người dân?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 7

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Đây là điểm tôi cho rất đáng ghi nhận, đánh giá sự chuyển biến về nhận thức của người dân. Khi người ta đang ở giai đoạn nghèo, người ta thấy cần phải được Nhà nước hỗ trợ. Khi người ta đủ năng lực, đủ điều kiện mà tự nguyện ra khỏi danh sách hộ nghèo là thành công của chương trình giảm nghèo quốc gia.

Tôi đánh giá cao chỉ đạo của chúng ta vì đó là chuyển biến cao về nhận thức. Trước đây, chúng ta nói có nhiều gia đình không muốn thoát ra khỏi gia đình nghèo, xã không muốn thoát ra khỏi xã nghèo, huyện không muốn thoát ra khỏi huyện nghèo mà muốn giữ lại danh hiệu này - một danh hiệu không vinh quang gì.

Giờ chuyển biến nhận thức thấy mình đủ điều kiện, cần có sự chia sẻ hỗ trợ. Đây là sự chuyển biến nhận thức. Nhưng quan trọng là con người của chúng ta, hộ dân của chúng ra dù vẫn còn nghèo nhưng đã biết chia sẻ và khắc phục được cơ bản tình trạng vẫn cứ dựa dẫm vào nghèo đói, không muốn thoát khỏi nghèo đói. Điều đó rất đáng khen ngợi.

Tuy nhiên qua giám sát, chúng ta vẫn thấy những hình ảnh này, tấm gương này còn ít. Tôi nghĩ rằng, khi nào tất cả hộ gia đình chạm đến ngưỡng thoát nghèo phải làm đơn và xin ra khỏi hộ nghèo. Giờ vẫn còn đâu đó một vài hiện tượng mà xã hội vẫn phê phán hoặc đáng buồn như dòng họ, gia đình khi xác nhận hộ nghèo nhưng vẫn xác nhận cho hộ lẽ ra đã thoát nghèo rồi, để người dân thắc mắc. Điều này thể hiện sự không dân chủ, công bằng.

Đây là bài học và tôi nghĩ cơ quan thực thi chính sách, như Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội, Ủy ban Dân tộc phải tuyên truyền, phát huy, cho đây là điểm đáng khen. Từ hình ảnh này, tôi nghĩ nếu người ta tự nguyện ra khỏi hộ nghèo thì mình phải tuyên ngôn tiếp tục hỗ trợ một vài năm hoặc kề vai sát cánh khi có điều kiện gì đó xảy ra để phát huy nhiều tấm gương sáng như vậy.

Trong đánh giá tổng kết về hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, chúng ta phải nói thêm quá trình xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo sự đoàn kết thống kết thương yêu chia sẻ; đây cũng đến lúc đồng bào đã có sự chia sẻ, nhường cơm sẻ áo và người ta thấy mình thoát ra để cho hộ khác được nhà nước hỗ trợ một phần để làm sao ai cũng được phát triển theo đúng mục tiêu thiên niên kỷ là không để ai rớt lại phía sau. Đây là thành tựu rất đáng khen ngợi và tuyên dương.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 8

MC: Xin hỏi ông Võ Văn Bảy: Một trong những bất cập của chính sách giảm nghèo hiện nay là kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm hơn 52% tổng số hộ nghèo trong cả nước vào cuối năm 2017 có được cải thiện trong năm nay?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 9

Ông Võ Văn Bảy:

Như tôi đã trình bày ở trên, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương và sự nỗ lực của người dân, chúng ta đã đạt được kết quả to lớn trong công cuộc giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi: bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo năm 2017 giảm còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016); bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm khoảng 4-5% so với cuối năm 2016. Mặc dù đã đạt được kết quả trân trọng nêu trên nhưng nhìn nhận thẳng thắn thì kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên, nói cách khác là tốc độ giảm nghèo không đồng đều, chưa bền vững.

Có thể nói, hộ nghèo thì xu thế là vùng DTTS, càng làm giảm nghèo thì về sau công tác giảm nghèo càng khó. Như mọi người đã biết, cuối năm 2017, hơn 52% (cứ hơn hai hộ thì có một hộ nghèo) người đồng bào DTTS. Theo tính toán của chúng tôi, có thể cuối năm 2018, tỷ lệ có thể cao hơn, từ 52% lên 57%. Thể hiện sự bất cập, chênh lệch giữa các vùng, khu phát triển, đặc biệt đối với DTTS thể hiện rất rõ. Đây là một trong những vấn đề mà các bộ, ngành vô cùng trăn trở, đặc biệt phía Ủy ban Dân tộc. Giảm nghèo chung của cả nước là thành tựu lớn vậy, nhưng lại xoay vào vùng DTTS.

Theo thống kê Ủy ban Dân tộc, nhiều xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 50%, có xã chiếm tỷ lệ 60%, 70% hoặc 80%, đặc biệt các xã thuộc Điện Biên, Lai Châu hay xã ở tỉnh phía tây Quảng Nam, tây Quảng Ngãi rất nghèo. Sự chênh lệch được các bộ, ngành thấy rõ. Trong thời gian tới, Quốc hội hay Chính phủ cũng hướng tới dành nguồn lượng lớn cho khu vực này, nhằm hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa vùng hoặc tiểu vùng từng huyện, từng tỉnh. Đồng thời, công tác giảm nghèo cần có quyết sách, đổi mới làm sao để chính sách đến với tiểu vùng khác nhau. Bởi, Chương trình 135 là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước, chạy theo diện chung, đầu tư như nhau, xã đặc biệt khó khăn ở vùng Tây Nam Bộ cũng giống xã đặc biệt của vùng Mường Tè (Lai Châu), tỉnh Tây Nguyên. Tới đây, những nội dung này sẽ được khắc phục trong giai đoạn sau năm 2020. Các bộ, ngành cũng nhất trí cao trong việc hạn chế sự chênh lệch giữa giàu và nghèo.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 10

Xin hỏi ông Ngô Trường Thi: Đến nay, đã có tám huyện thoát nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 14 huyện hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiến trong thời gian tới, con số này có tăng lên?

Ông Ngô Trường Thi

Trước khi trả lời câu hỏi tôi xin thông tin thêm, trong tổng nguồn lực của Chương trình giảm nghèo, phần dành cho địa bàn miền núi của đồng bào dân tộc chiếm hơn 80%. Và các hệ thống chính sách dành cho khu vực này rất lớn.

Tuy nhiên, tại sao tỷ lệ hộ người nghèo DTTS ngày càng tăng trên tổng số hộ nghèo vì xuất phát điểm quá cao. Nhiều nơi có thể giảm 3-4%, có nơi 5-7%, trên cả nước là 1,5%. Nhưng vì đang ở mức độ quá cao, nên rất khó để “chạy theo” tỷ lệ trung bình được.

Bên cạnh đó, có một điểm nữa chúng ta phải công nhận theo quy luật. Ở các địa bàn khó khăn, khả năng chấp nhận của người dân không thể bằng nơi khác được, mặc dù đã có sự ưu tiên nhưng cần có thời gian.

Thứ hai, có một đặc điểm vừa qua chúng tôi cũng muốn thông tin thêm. Ở các tỉnh miền núi phía bắc, tỷ lệ tái nghèo là rất thấp. Thí dụ như ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang … tỷ lệ tái nghèo chỉ ở mức hơn 40 người mỗi năm, là con số rất thấp, trừ trường hợp của Sơn La, do hứng chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai.

Quay trở lại câu hỏi về khả năng thoát nghèo, theo Quyết định 1722/2016 của Chính phủ và theo Nghị quyết 30a, phấn đấu đến năm 2020, chúng ta có 50% số huyện thuộc diện Nghị quyết 30a ra khỏi tình trạng khó khăn. Hiện nay chúng ta mới có tám huyện thoát nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, và 14 huyện không còn được hưởng cơ chế của Nghị quyết 30a nữa.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí xác định các hộ nghèo một cách công khai, gồm năm tiêu chí. Hằng năm chúng tôi đều rà soát vào báo cáo Chính phủ. Sau 12 năm thực hiện và căn cứ tình hình thực tế tại nhiều huyện, chúng tôi cho rằng, mục tiêu đến năm 2020 có 50% số huyện nghèo ra khỏi diện 30a là có thể đạt được.

Tuy nhiên, tại các huyện đặc biệt khó khăn, chúng ta vẫn phải tiếp tục đầu tư, thí dụ như huyện Mường Lát (Thanh Hóa), huyện Bác Ái (Ninh Thuận)…

Tương tự đối với các xã, mục tiêu 30% số xã khó khăn ra khỏi tình trạng khó khăn, chúng tôi cho rằng kết quả sẽ đạt được cao hơn.

Vừa rồi, chúng tôi đi một loạt các xã, các tỉnh thì đều được các địa phương thông tin rằng, bảo đảm đến năm 2020, số các xã này đều đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới và “xấp xỉ” xã nông thôn mới. Thậm chí, với khoảng 500 xã thuộc diện 135 (Chương trình giảm nghèo quốc gia), mục tiêu đến năm 2020 từ 20% đến 30% ra khỏi tình trạng khó khăn là hoàn toàn có thể đạt được.

MC: Xin hỏi ông Bùi Sỹ Lợi: Thưa ông, Quốc hội đã có Quyết định thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018. Mục đích chính của hoạt động giám sát này là gì? Tới nay, đã được tiến hành tới đâu?

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Năm 2018, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tiến hành giám sát về tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hai năm theo NQ 76 của Quốc hội. Chúng ta đã đánh giá hết sức cụ thể sự phát triển, sự thay đổi về chất trong chương trình giảm nghèo. Chúng ta khẳng định, cuối năm 2018 chắc chắn tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều sẽ giảm xuống dưới 6%, điều đó là chắc chắn.

Năm 2019 chúng ta lại tiếp tục thực hiện cuộc giám sát sâu, giám sát về chương trình giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội đối với vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa và và đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước đây chúng ta giảm nghèo ở mức độ xóa đói cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa khỏi nghèo cùng cực, tiếp đến chúng ta giảm nghèo và đến nay là giảm nghèo bền vững. Chất lượng giảm nghèo hiện nay khác với 10 năm trước đây. Trước đây chúng ta thực hiện giảm nghèo theo chiều rộng, đi hàng ngang, hiện nay chúng ta không thực hiện như vậy nữa, hiện nay chúng ta tập trung giảm nghèo theo cách thức lõi nghèo, càng về sau giảm nghèo càng khó.

Bây giờ đạt được 1,5% là điều hết sức khó khăn. Giám sát lần này để chúng ta khẳng định rằng Đảng, Nhà nước bắt đầu tập trung vào thực hiện giải quyết lõi nghèo của cả nước và thực hiện theo điều 70 của Hiến pháp. Chúng ta phải tích hợp các chính sách để chúng ta thực hiện vấn đề Quốc hội quyết định các chính sách dân tộc trong đó có giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Tôi cho rằng, sau cuộc giám sát này, Quốc hội sẽ có nghị quyết thể hiện tư tưởng tại điều 70 của Hiến pháp. Chắc chắn trong suy nghĩ của tôi cũng như các đại biểu Quốc hội đặc biệt là Ban Dân tộc miền núi và Hội đồng dân tộc của Quốc hội chúng ta mong muốn điều này. Vậy hiện nay chúng ta đã làm đến đâu. Cho đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát và đã quyết định xong nội dung, phương thức và chọn địa bàn để chúng ta bắt đầu triển khai thực hiện ngay trong những tháng đầu năm 2019 và mục tiêu lần này là chúng ta đánh giá một cách toàn diện, tổng thể tất cả các chính sách chúng ta đã thực hiện cho giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và biên giới hải đảo để chúng ta khẳng định chính sách nào còn nguyên hình, chính sách nào cần phải bỏ đi, chính sách nào cần phải tích hợp. Chắc chắn mong muốn của chúng ta không thể để cho đồng bào dân tộc quá nhiều các chính sách, chúng ta cần phải tích hợp thành một vài chính sách để đồng bào dân tộc thấy rõ ràng rằng chúng ta đang tập trung giải quyết cho đồng bào như thế nào.

Chúng ta có thể nhận thấy thực tế đáng mừng là có những xã, huyện nghèo thì nay đã trở thành xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới thì chúng ta cần khuyến khích, nhân rộng đó cũng là mục tiêu của cuộc giám sát lần này. Ngoài ra, tôi cho rằng giám sát năm 2019 về giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số là để chúng ta quyết định một chính sách rất cơ bản và quyết định cho vấn đề giảm nghèo nhanh và bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào 64 huyện nghèo nhất của cả nước.

Điều này là mong mỏi của đại biểu Quốc hội cũng như mong mỏi của toàn dân. Phải khẳng định đây là một mục tiêu hết sức đúng đắn, Quốc hội lựa chọn vấn đề này là có tính chất trọng điểm và quyết liệt. Chúng ta mong muốn rằng làm sao các đại biểu Quốc hội các địa phương, các ngành, UB dân tộc miền núi, Bộ LĐTBXH phải tập trung nâng cao chất lượng của cuộc giám sát để qua đó đúc rút ra những bài học của chúng ta để qua đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Thông qua đây chúng ta cần xem xét tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho chương trình giảm nghèo bền vững.

* MC: Xin hỏi ông Võ Văn Bảy: Kết quả giảm nghèo với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời gian qua chuyển biến rõ nhất ở khu vực nào?

Ông Võ Văn Bảy:

Nếu ví việc giảm nghèo như “đàn chim đang bay” thì có những tốp đi đầu và tốp đi sau. Vậy nếu độc giả quan tâm tới tốp đi đầu, chúng tôi có thống kê như sau: Hộ nghèo DTTS năm 2017 là 864.931 hộ, giảm 91.889 hộ so với năm 2016. Có 12 tỉnh đã giảm được trên 4.000 hộ nghèo DTTS trong một năm, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đác Lắc, Trà Vinh và Sóc Trăng.

Đây là những địa phương rất đại diện cho từng vùng, mang đặc thù riêng. Thí dụ, tại đồng bằng sông Cửu Long, hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh cũng nằm trong số này, đây là hai vùng có số lượng đồng bào dân tộc Khmer đông nhất vùng Tây Nam Bộ. Hay như Hà Giang, Tuyên Quang, trước đây cũng từng là những vùng rất khó khăn nhưng hiện cũng đã có được những cách làm hiệu quả giúp người dân giảm nghèo. Con số giảm 4.000 hộ nghèo DTTS trong một năm là rất ấn tượng, đã được nêu trong hội nghị do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì vào ngày 17-10 vừa qua. Những hộ này đã được các bộ, ngành, trong đó có Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Ủy ban Dân tộc trao phần thưởng và biểu dương trong hội nghị đó.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 11

MC: Bạn Xuân Anh, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi hỏi: Nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) của thanh niên ở các huyện nghèo miền núi sang thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng nhiều. Song hiện nay, nguồn vốn vay cho hoạt động XKLĐ thuộc huyện nghèo đang bị vướng bởi một số quy định phải có giấy giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Để không lỡ cơ hội đi lao động nước ngoài, các trường hợp này đành vay vốn theo chính sách thông thường, hoặc phải vay ở các ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Đây là câu chuyện ở Quảng Ngãi và không chỉ riêng địa phương này. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 12

Ông Ngô Trường Thi:

Vừa qua, ở một số địa phương có xảy ra tình trạng như độc giả đã nêu. Chúng tôi đã cho kiểm tra lại thì câu chuyện cụ thể như sau. Trước đây, chúng ta khi triển khai Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 về chính sách về XKLĐ đối với các huyện 30a. Lúc đó, chúng ta đang thực hiện theo mô hình thí điểm. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trực tiếp làm và có ký một đơn hàng với các doanh nghiệp và chỉ định các doanh nghiệp tổ chức XKLĐ ở các địa phương tuyển lao động. Trên cơ sở đó, gia đình và xã hội sẽ có văn bản hướng dẫn các chi nhánh phải có doanh nghiệp được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giới thiệu thì mới được giải quyết cho vay.

Nhưng hiện nay, chúng ta đang thực hiện Quyết định 1722, XKLĐ ở các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, sẽ giao tất cả cho các địa phương từ nguồn lực và việc tổ chức thực hiện. Hiện, chúng tôi đã kiểm tra lại Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có văn bản hướng dẫn các địa phương không có yêu cầu doanh nghiệp phải được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giới thiệu thì mới được giải quyết cho vay.

Còn về vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội bảo đảm tất cả các trường hợp ở các địa bàn huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn khi tham gia XKLĐ thì sẽ được giải quyết vay mức tối đa không có hạn chế mức vay, đồng thời bảo đảm nguồn lực không thiếu.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 13

MC: Xin hỏi ông Bùi Sỹ Lợi. Chúng ta cần có những giải pháp gì để công tác giảm nghèo đi vào hiệu quả và thực chất?

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Chúng ta phải xem lại trong tất cả chính sách thực hiện thì điểm nào là điểm sáng để chúng ta giảm nghèo nhanh và bền vững. Tôi cho là chính sách tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội là điểm sáng nhất để chúng ta thoát nghèo nhanh và bền vững. Vậy chúng ta tập trung khai thác điểm sáng này. Bây giờ chúng ta phải cơ cấu lại nguồn vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay; tái cơ cấu ngay cả đối tượng cho vay, mức vay, thời hạn vay một cách linh hoạt. Chúng ta không cho vay như trước đây nữa: cho vay 5, 7 triệu đồng chúng ta thoát nhanh nghèo, ra khỏi nghèo không còn đói. Bây giờ cho vay phải cơ cấu lại, cho vay theo điều kiện. Đầu tiên là bất kỳ không một nguồn vốn nào cho không để tạo ra sức ỳ trong nhân dân, người dân phải tự quyết định việc thoát nghèo của mình, có trách nhiệm với bản thân mình, tôi chưa nói đến trách nhiệm với xã hội. Vậy tái cơ cấu cho vay là:

Một, chúng ta cho vay có điều kiện để người ta bảo đảm rằng tôi sẽ thoát được nghèo, và mức vay của chúng ta cũng rất linh hoạt: Anh A có thể vay 10 triệu đồng, tôi có thể vay 40 triệu đồng….. Nếu như anh B vay 100 triệu giải quyết cho bốn hộ gia đình người nghèo có công ăn việc làm và sau hai năm tất cả những hộ này ra khỏi hộ nghèo. Bây giờ anh C muốn vay để làm dự án mà có chu kỳ sản xuất dài hơn, rộng hơn, tôi cho anh vay hẳn bốn năm. Vấn đề quan trọng là điều kiện kèm theo rất quan trọng. Lâu nay chúng ta đi hình như có những lúc, có những địa phương, có những địa bàn ta làm theo phong trào, chúng ta không đi vào chất lượng của vấn đề cho vay vốn giải quyết thoát nghèo đói.

Thứ hai, trong cơ cấu vốn của Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay có hai nguồn vốn: Một là, vốn quốc gia giải quyết việc làm. Trước đây chúng ta đầu tư vào để cho vay theo định suất giải quyết một chỗ làm việc mới. Bây giờ nhập cùng với nguồn vốn cho vay để xóa đói giảm nghèo thì tổng toàn bộ nguồn vốn này nó thực hiện hai mục tiêu: Mục tiêu thứ nhất là giảm nghèo, đó là mục tiêu có tính chất quyết định; Mục tiêu thứ hai là cho vay để giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo và thu hút người không có việc làm vào làm việc để thoát nghèo.

Bây giờ tôi đang có điều kiện tích tụ ruộng đất, tôi thu hút những người có ruộng đất gộp vào với tôi để tôi phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, đưa ra thị trường để biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa thì tôi được vay cao hơn và người dân có thể góp quỹ đất với tôi. Chúng tôi đang kiến nghị sửa hạn điền trong Luật Đất đai để người làm tốt, người có điều kiện thì được thu hồi đất để giải quyết việc làm cho những người không có điều kiện, không có khả năng canh tác trên ruộng đất có năng suất lao động tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Điều này nói lên chúng ta phải tái cơ cấu nguồn vốn cho vay và đối tượng cho vay phải rất linh hoạt. Còn lãi suất, cùng là người nghèo, nhưng người nghèo ở Hà Giang ở phía bắc, miền trung khó khăn rất nhiều có nhất thiết lãi suất bằng người nghèo ở vùng khác không? hay chỉ là một tỷ lệ nhất định bảo đảm cái chúng ta chi phí để cho vay thôi. Như vậy, rất nhiều giải pháp, nhưng tôi nhấn mạnh tập trung vào giải pháp về vốn, phải cơ cấu lại nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm để chúng ta thực hiện mục tiêu coi việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội là một điểm sáng giảm nghèo, và điều đáng mừng của chúng ta là: nợ quá hạn của Ngân hàng chính sách xã hội rất thấp, nợ xấu cơ bản là không có. Đây chính là một điểm sáng.

Vấn đề thứ hai, trong nghị quyết của T.Ư và trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ là chúng ta phải đầu tư và kêu gọi khuyến khích các doanh nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trọng tâm là các vùng nghèo đói để chúng ta biến sản xuất của nông dân trở thành hàng hóa. Tôi đi giám sát ở Hà Giang, nông dân sản xuất ra sản phẩm không bán được, không tiêu thụ được, cho không ai lấy, bán không ai mua thì làm sao người dân thoát nghèo được. Nếu sản xuất không trở thành hàng hóa thì không bao giờ chúng ta thoát được nghèo đói. Do đó, chúng ta phải có các giải pháp khuyến khích, kêu gọi, hỗ trợ vốn để làm sao có nhiều doanh nghiệp tự nguyện lên đầu tư ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để giúp cho đồng bào có việc làm. Quan trọng không phải là sản xuất hàng hóa, mà là mang hàng hóa đi tiêu thụ.

Vấn đề cuối cùng, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Nếu các cháu không được học, đại học chúng ta theo hình thức cử tuyển cũng không tìm được người, mà cử tuyển ra thì vẫn phải thi công chức, thì làm sao họ vào được. Bây giờ chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông cơ sở có gốc đã, chúng ta đào tạo nguồn nhân lực để chính lao động , nguồn nhân lực của địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo họ tự quyết định vấn đề của họ.

Tôi nghĩ ba giải pháp trên có tính chất quyết định căn cơ.

MC: Có ý kiến cho rằng việc đầu tư giảm nghèo cho đồng bào DTTS còn chồng chéo, dàn trải, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy theo ông, chính sách và giải pháp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, các địa bàn khó khăn nên được bố trí như thế nào để đạt hiệu quả tích cực hơn?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 14

Ông Võ Văn Bảy:

Về ý kiến cho rằng việc đầu tư giảm nghèo cho đồng bào DTTS còn chồng chéo, dàn trải, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, tôi xin được làm rõ một số thông tin như sau. Theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, mà một văn bản có tính cao nhất là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Trong đó nêu rõ 13 nhóm chính sách, được phân công cho các bộ chủ trì, thí dụ: Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực do các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chủ trì. Chính sách đầu tư phát triển bền vững do các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Chính sách phát triển Giáo dục và Đào tạo do các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì. Chính sách cán bộ người DTTS do Bộ Nội vụ chủ trì. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng DTTS do Ủy ban Dân tộc chủ trì. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch vùng DTTS do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Chính sách y tế, dân số do Bộ Y tế chủ trì....

Có nhiều bộ, ngành chủ trì tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc là đúng thực tế và đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành... Vì vùng DTTS và miền núi ở 51 tỉnh, 458 huyện, 5.266 xã bao gồm tất cả các mặt của đời sống về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Do vậy, không có một bộ, ngành nào có đủ điều kiện và nhân lực và chuyên môn để đảm nhiệm toàn bộ các chính sách trên. Như vậy, ý kiến cho rằng việc đầu tư giảm nghèo cho đồng bào DTTS còn chồng chéo, dàn trải, nhiều đầu mối quản lý, kết quả giảm nghèo rất đáng trân trọng nhưng cũng có thể đạt được tốt hơn nữa là có cơ sở.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải có góc nhìn toàn diện hơn về nhận định chính sách còn chồng chéo, phân tán nguồn lực. Đúng là có việc chồng chéo chính sách, thí dụ về nước sạch. Ủy ban Dân tộc cũng đề xuất hỗ trợ nước sạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất nước sạch… Nhưng tôi cho rằng, không vì thế mà phân tán nguồn lực, vì việc đầu tư ở không gian, địa điểm khác nhau, không có thôn, bản nào cùng một lúc có hai công trình nước sạch do hai bộ đầu tư cả. Mặt khác, các bộ, ngành Trung ương chỉ xây dựng chính sách, tham mưu phân bổ nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc, còn việc thực hiện đầu tư do địa phương đảm nhiệm, do vậy vẫn tập trung một đầu mối về cấp tỉnh.

Về quan điểm và giải pháp để chính sách và giải pháp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, các địa bàn khó khăn đạt hiệu quả tích cực hơn, trước hết là đối với chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội và đề xuất Chính phủ, Quốc hội giao cho Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, từ Khóa 16 của Chính phủ trở đi, nếu không thành lập được Bộ Công tác Dân tộc thì trở lại hoạt động đúng nghĩa là Ủy ban, có sự tham gia của các bộ, ngành là thành viên, như vậy việc phối hợp sẽ tốt hơn, tham mưu cho Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về quản lý nhà nước về công tác dân tộc sẽ hiệu quả hơn. Mặt khác, để tránh chồng chéo, phân tán nguồn lực, đầu tư dàn trải, nghiên cứu để xác định tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi hợp lý hơn; tích hợp các chính sách thành chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS, vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tham mưu Chính phủ xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn để trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng Nghị quyết số 74/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2011.

Ngoài ra, một số đề án, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng đến nay chưa được bố trí vốn để triển khai thực hiện (Quyết định 2085/QĐ-TTg, Quyết định 2086/QĐ-TTg). Các chính sách theo Quyết định 1672/QĐ-TTg và Quyết định 498/QĐ-TTg, Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg được ngân sách Trung ương cấp vốn hạn hẹp, chưa đáp ứng theo kế hoạch; kinh phí từ ngân sách địa phương rất hạn chế, thậm chí không bố trí để triển khai thực hiện... Từ thực tế này, giải pháp đưa ra là bảo đảm nguồn lực khi xây dựng và thực hiện chính sách; lồng ghép vốn thực hiện chính sách, phân định khu vực hợp lý, khoa học...

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 15

MC: Thưa ông Bùi Sỹ Lợi, thời gian tới, sẽ cần triển khai giải pháp giảm nghèo bền vững như thế nào. Chúng ta cần “tích hợp” các chính sách giảm nghèo ra sao để các chỉ tiêu của Quốc hội đề ra sớm về đích?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 16

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Cái mâu thuẫn hiện nay của chúng ta có thể thấy rất rõ đó là rất nhiều đại biểu quốc hội phát biểu và kể cả đi giám sát các địa phương và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đều thấy được đó là có quá nhiều chính sách, quá nhiều hợp phần. Mục tiêu chỉ là xóa đói giảm nghèo và đầu tư cho đồng bào, cho nông nghiệp nông thôn. Có những lúc, chúng ta có 17 chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài ra còn có rất nhiều chương trình quốc gia có mục tiêu. Nó không phải là chương trình mục tiêu quốc gia nhưng là chương trình quốc gia có mục tiêu nó cũng tương tự như vậy. Chúng ta phấn đấu đến giờ phút này chỉ còn hai mục tiêu quốc gia. Đó là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bản chất của hai chương trình này cũng là một thôi.

Quan điểm của chúng tôi là xác nhập tiếp và không còn chương trình mục tiêu riêng cho từng bộ, ngành để chúng ta thống nhất một quan điểm phải tích hợp các chính sách. Việc tích hợp chính sách đã được Nghị quyết của Quốc hội giao cho Chính phủ phải thực hiện trong năm 2017, nếu chúng ta chưa làm tức là chúng ta chưa thực hiện đúng tinh thần nghị quyết của Quốc hội. Nên cái đầu tiên chúng ta nên làm là đừng để quá nhiều hợp phần, quá nhiều chính sách mà thực hiện một mục tiêu. Đây là giải pháp pháp quan trọng, tôi nghĩ rằng cái chúng ta đáng quan tâm làm làm sao để chính sách của chúng ta dễ làm, dễ hiểu, chính sách phải đi liền với ngân sách. Hiện nay, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, tôi cho rằng có những chính sách nhưng không có ngân sách. Phải khắc phục ngay tình trạng không có ngân sách để cho kỳ vọng và tư tưởng của người dân không bị thiếu niềm tin.

Tôi thấy rằng, tích hợp các chính sách, đầu tư cho người dân có trọng tâm, trọng điểm và đi theo mục tiêu cơ bản là giải quyết theo hình thức cuốn chiếu. Chúng ta thấy rồi vùng núi, vùng sâu, vùng xa nếu mà chúng ta chia rải đều các dự án thì chúng ta luôn luôn có dự án, nhưng chúng ta không bao giờ có dự án kết thúc để chúng ta tính rằng có hiệu quả đầu tư. Tôi thấy cái quan trọng và giải pháp mà chúng ta mong muốn là chúng ta phải tích hợp các chính sách đầu tư trọng tâm trọng điểm theo hình thức cuốn chiếu và nâng cao hiệu quả đầu tư để làm sao chúng ta thoát nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi.

MC: Xin hỏi ông Võ Văn Bảy, trong thực tế triển khai, một số chính sách chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng DTTS nên hiệu quả tác động chưa cao như: chính sách hỗ trợ nhà ở mức hỗ trợ còn bình quân và thấp, chính sách đầu tư nguồn nhân lực cho người DTTS, chính sách cử tuyển chưa gắn với sử dụng sau đào tạo. Vậy cần hoàn thiện chính sách này như thế nào?

Ông Võ Văn Bảy:

Những chính sách liên quan như độc giả nêu về nhà ở chưa phù hợp hay phù hợp hay không thì chúng tôi chưa nhất trí với quan điểm đó. Thực tế, hỗ trợ về nhà ở cho DTTS, hộ nghèo, từ năm 2004, trong Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện, thời điểm đó có thể nói hỗ trợ nhà ở, đất ở, nơi sinh hoạt đã làm rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, đã làm xong rồi nhưng do việc tách hộ, thiên tai, phát sinh, thực hiện xong nhiệm vụ đó thì Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng, do định mức không bảo đảm, thực sự có bộ phận người dân muốn hỗ trợ Nhà nước mang tính toàn bộ. Nguồn lực của Nhà nước có hạn, nhiều định mức vào thời điểm cách đây cả chục năm nguồn lực thiếu như vậy, vì vậy có phù hợp hay không thì không phải. Nếu đi thực tế địa phương, có thể nói, rất nhiều tổ chức hỗ trợ nhà ở, đặc biệt nhiều tỉnh thực hiện xã hội hóa nhà ở rất tốt.

Thí dụ, ở Long An, Cà Mau, Bạc Liêu thực hiện xã hội hóa rất mạnh. Các tổ chức từ thiện, vận động chính quyền, người dân, doanh nghiệp đưa nguồn lực về làm nhà cho đồng bào, gia đình chính sách hay làm nhà cho người có công thực hiện rất tốt. Đất và nhà Chính phủ phải lo nhưng là cả vấn đề. Trong Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, có nhiều hộ được cấp đất, sau này lại chuyển nhượng hoặc xuống cấp hay có những phát sinh. Đối với chính sách liên quan thu hút nguồn lực như cử tuyển hoặc sử dụng sau đào tạo có nhiều bất cập. Đối với chính sách cử tuyển, đã có từ thời điểm có thể nói hiệu quả rất tốt, có đội ngũ cán bộ các thế hệ được đào tạo qua chính sách này. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các trường có chính sách cử tuyển chưa có việc làm. Song, việc làm cần hiểu rộng hơn, không nhất thiết phải vào công chức, vào bộ máy công quyền bởi biên chế đã khó khăn, cần giảm biên chế. Nhưng chúng tôi cho rằng, nếu học sinh được đào tạo theo chính sách này thì các em sẽ có hành trang tốt để bước vào đời.

Các bộ ngành, đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hay Ủy ban Dân tộc đang có đề xuất rất mạnh về đào tạo nghề, hay nguồn nhân lực qua cử tuyển cần phải gắn qua tuyển dụng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung nguồn lực lớn để tính toán việc chính sách cử tuyển nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực đã đào tạo.

Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực qua chính sách cử tuyển, vừa qua Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc chủ trì trang bị kiến thức nhất định cho nhóm đối tượng, nhưng chủ yếu là hệ thống cơ quan, tham mưu chính sách dân tộc, kể cả T.Ư và địa phương.

Qua rất nhiều hội nghị, bản báo cáo, vai trò của chính quyền, địa phương rất quan trọng. Đối với Ủy ban Dân tộc cũng có ý kiến quyết liệt với nhóm dân tộc mà qua theo dõi (dân số dưới một nghìn người hoặc dưới 10 nghìn người) cần có quyết sách đặc biệt để duy trì đội ngũ nhất định.

Vì vậy, Ủy ban Dân tộc đã hướng tới nhóm dân tộc thiếu cán bộ như vậy sẽ đưa các em về trường dự bị, vùng cao phía bắc Thái Nguyên, trường văn hóa do Bộ Công an trực tiếp quản lý, để các em có đặc thù khó tiếp cận sẽ vào đó đào tạo. Phần lớn các em được đào tạo ở các cơ sở này sẽ có đầu ra bảo đảm ngay, nguồn nhân lực tốt cho Đảng và Nhà nước.

MC: Xin hỏi ông Ngô Trường Thi: Nhu cầu về nhà ở hiện nay của người nghèo rất lớn. Một số địa phương đã cố gắng, nỗ lực để thực hiện tốt chương trình 167 để phát triển nhà cho người nghèo. Ông có thể chia sẻ vài kinh nghiệm trong vận động làm thế nào để cộng đồng có thể hỗ trợ nhiều cho chương trình này?

Ông Ngô Trường Thi:

Nhà ở là một trong năm chiều mà hiện nay chúng ta đang đo trong phương pháp tiếp cận đa chiều. Mặc dù khi chúng ta kết thúc chương trình 167, đã có hơn 500 nghìn hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ bằng các nguồn lực như ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và hỗ trợ cộng đồng.

Như ông Võ Văn Bảy vừa nói về nhu cầu nhà ở, hiện nay chúng ta đang thực hiện một chính sách gọi là chính sách “xoay trục”, thay vì chúng ta hỗ trợ bằng ngân sách “cho không” thì chúng ta chuyển sang hỗ trợ cho vay, theo Quyết định số 33 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Quyết định 33).

Theo đó, các hộ nghèo có nhu cầu về hỗ trợ sửa chữa hoặc làm mới nhà ở, thì sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi theo ân hạn 10 năm, với mức vay 25 triệu đồng.

Tại nhiều địa phương thì chính sách này đang được thực hiện, nhưng chưa đạt được kết quả theo kỳ vọng. Nguyên nhân là do người nghèo vẫn đang mong muốn được nhận chính sách hỗ trợ “cho không” mà không muốn vay vì sợ không trả được nợ.

Bên cạnh đó còn có một điểm mâu thuẫn và bấp cập, là trong khi đó, có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các chương trình từ thiện, hỗ trợ cho một số đối tượng bằng hình thức “hỗ trợ cho không”, thậm chí còn nhiều hơn mức Nhà nước cho vay, lên đến 40-50 triệu đồng mỗi căn (nhà ở). Điều này dẫn đến tâm lý người nghèo cho rằng thiếu công bằng.

Chúng tôi cho rằng, vấn đề xã hội hóa, huy động cộng đồng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho nhà ở cho người nghèo là hoàn toàn đúng đắn và nên khuyến khích. Tuy nhiên, để việc này đạt hiệu quả và kết quả tốt hơn thì các địa phương phải gắn được chính sách cho vay của Nhà nước với hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng, các nhà hảo tâm.

Giải pháp thứ hai để giải quyết mâu thuẫn nêu trên, thì các địa phương cần có thứ tự ưu tiên, có danh sách cụ thể cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm muốn hỗ trợ.

Đối với các hộ nghèo không có khả năng tạo lập nhà ở, những người tàn tật, cao tuổi thì chúng ta cần vận động doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho không. Đối với các hộ nghèo nhưng còn khả năng lao động thì chúng ta vận động vay vốn, cộng với khả năng của gia đình để làm nhà ở. Như vậy sẽ vừa bảo đảm được hiệu quả, vừa gắn được với trách nhiệm của người dân.

Như chúng tôi thấy, hiện nay như ở đồng bằng sông Cửu Long có cách làm rất hay là hỗ trợ sinh kế cho người dân. Hỗ trợ giúp bà con phát triển sinh kế, sau vài năm người dân sẽ tự có khả năng làm nhà ở. Đây mới là cách làm bền vững và hướng làm bền vững.

Nếu người dân vẫn cứ trông chờ vào Nhà nước hỗ trợ thì vừa không được nhiều, vừa gây áp lực lên ngân sách. Thay vào đó, nếu để người dân tự xác định được nhu cầu của mình từ chính thu nhập của mình thì sẽ bảo đảm hiệu quả hơn rất nhiều, và giải quyết được các mâu thuẫn, bất cập.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 17

MC: Xin hỏi ông Bùi Sỹ Lợi: Tỷ lệ vốn hằng năm chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng. Vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, sinh kế tăng thu nhập còn chiếm tỷ lệ thấp. Vậy để tăng nguồn hỗ trợ này cho người dân, cần làm gì?

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 18

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Chúng ta đã nhìn thấy nhược điểm của chúng ta là vốn đầu tư rất nhiều. Nhưng chúng ta phải thông cảm với tình hình đất nước trải qua điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng sâu xa thì dứt khoát phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mà đầu tư như thế làm sao có hiệu quả kinh tế tính ra được. Cái được lợi nhất là tổng thể của nền kinh tế xã hội.

Quay trở lại sinh kế, tôi thấy anh Ngô Trường Thi nói đúng đừng hỗ trợ theo cách không tạo được việc làm, không tạo thu nhập bền vững. Quan trọng cho vay để người ta tự sản xuất, kinh doanh, cảm thấy đồng vốn đầu tư có hiệu quả chính là vấn đề tạo sinh kế mới bền vững. Tạo việc làm, thu nhập thì anh phải tham gia BHXH, BHYT.

Lâu nay, chúng ta đang có mô hình thương người nghèo cho bằng hiện vật sinh nhai ngay. Điều đó tốt khi trợ cấp đột xuất theo thiên tai, địch họa, bão lũ hoặc điều kiện đặc biệt khó khăn. Chúng ta phải biến những cái đó thành công cụ lao động.

Lâu nay khi đi vận động, tôi cũng đi theo hướng này. Ngày mai, chúng tôi có chuyến đi lên Mường Lát, mang theo 30 con bò sinh sản. Nếu người ta nuôi hai con bò/năm nếu nuôi tốt, sẽ có hai con bê một năm, bán được 20 triệu. Như vậy, gia đình đó từ đang nghèo thành hộ thoát nghèo.

Hiện nay, chúng ta đang có tính chất bình quân trong giảm nghèo. Bây giờ, chúng ta phải phân loại đâu là đối tượng dứt khoát phải có sự hỗ trợ. Phải tách hộ nghèo kinh niên, hộ phải bảo trợ thường xuyên theo Nghị quyết 28 của Trung ương tách ra khỏi hộ đói nghèo. Theo Nghị quyết 28, hộ này thuộc nhóm đối tượng ở tầng thứ nhất, được Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm hưu trí xã hội. Chúng ta phải phân loại ra, hộ nghèo phải tách ra khỏi đói nghèo vì trong tỷ lệ hộ nghèo đây là hộ nghèo kinh niên, nhà nước phải chăm lo. Chúng ta tập trung hỗ trợ sinh kế là bài toán đúng vì hộ nghèo không bao giờ xóa được. Bộ Lao động và Thương binh, Xã hội và Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đi theo mô hình đó.

Về vấn đề nhà ở, chúng ta có hai hình thức khác nhau. Miền nam quan tâm nhà ở mức độ nhưng miền bắc “sống cái nhà, già cái mồ”, họ chăm lo cái nhà hơn chính bản thân cuộc sống hiện tại của bản thân. Vì thế chúng ta phải tính toán. Nếu chúng ta cứ cho, đôi khi lựa chọn không đúng nhà cần. Thêm nữa, khi cho thì người dân phải vay thêm để làm nhà kiên cố. Lâu nay chúng ta cứ nói xóa nhà nhưng đi một vòng chu kỳ, xóa hết vòng sau thì lại sửa nhà đầu tiên. Chúng ta chỉ làm nhà 5-15 triệu thì làm sao gọi là nhà. Bây giờ chúng ta cho cho 30 triệu, anh vay thêm 70 triệu làm thêm nhà kiên cố muôn đời không bao giờ phải sửa chữa, không quay trở lại cách chúng ta làm lâu nay.

Cách sinh kế như vậy mới giảm nghèo nhanh và bền vững. Lâu nay, chúng ta chỉ giảm nghèo nhanh nhưng không bền vững. Năm 2017, cứ bốn hộ thoát nghèo thì có một hộ quay lại tái nghèo, quá nguy hiểm, đó là giảm nghèo không bền vững.

MC: Câu hỏi cho ông Võ Văn Bảy: Việc thu hút lao động, tạo việc làm cho đồng bào DTTS rất quan trọng. Vậy thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã chú trọng tới vấn đề này như thế nào? Cụ thể, các dự án nào có thể tạo sinh kế tốt nhất cho bà con thoát nghèo?

Ông Võ Văn Bảy:

Đối với việc thu hút lao động, tạo việc làm cho đồng bào DTTS, từ năm 2016 đến tháng 8 năm 2018, có khoảng 480.000 người DTTS được học nghề, trong đó: 130.000 người (chiếm 8%) học trung cấp, cao đẳng (trong đó có 62.748 người DTTS được hỗ trợ học trung cấp, cao đẳng nội trú theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); 350.000 người DTTS (chiếm 21%) được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dưới ba tháng theo chính sách của đề án 1956.

Số người lao động DTTS học nghề sơ cấp và dưới ba tháng có việc làm 80% chủ yếu là tiếp tục làm nghề cũ, số người chuyển đổi sang phi nông nghiệp còn hạn chế. Số lao động người DTTS được đào tạo nghề còn thấp (chủ yếu thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp), số được đào tạo chỉ chiếm 14% trong tổng số người DTTS trong độ tuổi lao động, chủ yếu học nghề ngắn hạn. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng DTTS và MN còn mỏng. Việc tổ chức lớp cho đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn do điều kiện giao thông không thuận lợi, trình độ của đồng bào không đồng đều. Một số nơi, cách tổ chức lớp học chưa phù hợp với tập quán sản xuất, văn hóa và địa bàn nên chưa thu hút được người dân. Nhiều địa phương chưa chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người DTTS học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn sau đào tạo và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, do đó tình trạng thiếu việc làm của thanh niên DTTS đang là vấn đề bức xúc, tỷ lệ thất nghiệp 5,76%, cao gấp 2,5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước (2,34%).

Mặc dù công tác đào tạo nghề cho người DTTS đã được quan tâm nhưng còn một số bất cập: Có giáo viên nghề gì thì dạy nghề đấy, chưa dạy được nghề theo nhu cầu của xã hội; dạy nghề chưa gắn với cơ sở sản xuất; kết quả chuyển dịch việc làm sang lĩnh vực phi nông nghiệp chưa được như mong muốn; cơ chế ưu tiên dạy nghề cho người DTTS chưa phù hợp, còn nhiều bất cập. Chính sách về việc làm đối với DTTS thiếu đồng bộ, thường lồng ghép chung với chính sách giảm nghèo và dạy nghề; trình độ chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, ...cũng như phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc còn hạn chế nên khó tiếp cận các dịch vụ việc làm, nhất là đi làm việc ở nước ngoài. Còn hiện tượng người lao động các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia xuất cảnh đi lao động tự phát, bất hợp pháp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh, trật tự xã hội và an toàn của chính bản thân người lao động.

Trong thời gian tới, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc sẽ chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề lao động là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành và địa phương liên quan để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

MC: Thưa ông Bùi Sỹ Lợi, nguồn lực dành cho chính sách giảm nghèo hiện nay không còn tập trung vào chính sách cho không, hỗ trợ tiền. Nên chăng dùng nguồn quỹ đó để tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho người nghèo, người thuộc diện cận nghèo và các đối tượng khác tham gia bảo hiểm xã hội? Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Bây giờ, tôi rất muốn Nhà nước nên dùng một “cú hích” để người dân yên tâm với tương lai cuộc sống của họ khi về già, đó là khi họ có một điểm tựa về an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Vậy hiện nay chúng ta nên giảm bớt những phần “cho không” hoặc “cho vay lãi suất bằng 0”, thay vào đó biến thành những hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo và tất cả các hộ khác được mua bảo hiểm xã hội. Về bảo hiểm y tế, chúng ta đã có thể yên tâm với 87% dân số tham gia - thành tựu lớn nhất của đất nước ta, qua đó nâng cao tình trạng sức khỏe của người dân trong tình hình mới.

Vậy nếu hiện giờ người dân có được một “cây gậy” bảo hiểm xã hội, chính người nghèo, cận nghèo và người dân có niềm tin vào tương lai trước mắt. Họ có thể chắc chắn rằng, họ đóng góp một phần và được Nhà nước cho một phần để khi về hưu được hưởng bảo hiểm xã hội, yên tâm khi lao động mà có tích lũy. Quan trọng nhất, khi người dân hết tuổi lao động, không còn sức lao động, họ rất tự hào rằng vẫn có sổ nghỉ hưu.

Hiện nay, nông dân Nghệ An có 723 người đang hưởng lương hưu. Trước đây, họ chỉ đóng 10 nghìn đồng/tháng, nhưng giờ người thấp nhất được nhận 370 nghìn đồng và cao nhất là 920 nghìn đồng. Điều này khiến họ rất tự hào và cảm thấy rằng ở nông thôn có mức như vậy, tuy không giàu có, nhưng vấn đề lương thực là tự họ có thể quyết định.

Tôi đang kiến nghị với Chính phủ rằng, không nên hỗ trợ cho người nghèo 30% của tổng 22% đóng trên chuẩn nghèo của nông thôn, 25% của hộ cận nghèo và 10% của hộ khác. Chúng ta nên dùng các nguồn lực từ phúc lợi xã hội, từ các chương trình đầu tư cho an sinh xã hội để tập trung hỗ trợ cho nông dân, người nghèo, cận nghèo mua bảo hiểm xã hội ở mức hỗ trợ cao hơn. Và số tiền đó, Chính phủ không nhất thiết đưa ngay vào nguồn chi trả bởi sau 20 năm hoặc 15 năm người lao động mới bắt đầu nghỉ hưu, số tiền đó họ có thể đầu tư, tăng trưởng để có lãi suất. Từ đó, Nhà nước có thể cộng thêm lãi suất cho người dân cao hơn trượt giá CPI.

Tôi nghĩ rằng, đây là một sự động viên, cổ vũ và tinh thần hỗ trợ để người dân tin tưởng vào tương lai cuộc sống của họ, tôi cho rằng chúng ta chắc chắn sẽ thành công và đem lại những lợi ích xã hội rất cao; kể cả về mặt lợi ích kinh tế cũng có mức độ nào đó, nhưng lợi ích xã hội và tinh thần đoàn kết, yêu thương, gắn bó, chia sẻ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân sẽ tăng lên gấp bội. Vì vậy, tôi cho rằng chính sách này là rất cần thiết.

* MC: Xin hỏi ông Võ Văn Bảy: Có hay không tình trạng một số đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn thiếu đất sản xuất. Ủy ban Dân tộc đã phối hợp cùng các địa phương và cơ quan liên quan giải quyết tình trạng này như thế nào?

Ông Võ Văn Bảy: Theo chúng tôi, có thể nói con số này cũng tương đối lớn, đặc biệt đối với những hộ di cư tự phát. Tình trạng thiếu đất này là thật sự. Nhưng có một điều rất khó, đấy là phần lớn quỹ đất hiện tại ở các địa phương đều đã có chủ sử dụng, còn có thể có một số chỗ còn quỹ đất nhưng không dễ gì canh tác được trên những thửa đất đó vì đòi hỏi đầu tư rất lớn. Còn những khu vực, thí dụ như những nông trường có quỹ đất, thì đã có chủ như vậy, để mua lại thì ngân sách không thể bảo đảm được.

Theo thống kê tương đối cụ thể của chúng tôi, ở các vùng khác nhau tình trạng thiếu đất ở, thiếu nước sinh hoạt, Ủy ban Dân tộc đã có đề án trình Thủ tướng và đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 2085. Nhưng rất tiếc, Quyết định này ban hành ở thời điểm năm kế hoạch và năm tài chính chưa phù hợp nên Quốc hội, Chính phủ không bố trí được nguồn lực. Về vấn đề này, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến đã nhiều lần phát biểu phát biểu ở Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ở Quốc hội. Tháng 11-2018 vừa rồi, Chính phủ đã có một Quyết định bổ sung 35 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện quyết định này, đối với những khu vực quá khó khăn. 35 tỷ đồng cho rất nhiều tỉnh thì nguồn đó cũng rất là nhỏ.

Ngoài ra, ngay trong thực hiện Quyết định 2085, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng chuẩn bị sẵn một khoản vay lớn cho bà con để thay đổi ngành nghề, và đặc biệt có thể mua đất. Chung quanh câu chuyện về đất, Chính phủ cũng họp rất nhiều lần với các Bộ, đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải bài toán này cũng rất khó. Ủy ban Dân tộc cũng chỉ đạo theo hai hướng. Một là, địa phương nào còn quỹ đất hoặc chuyển đổi quỹ đất sử dụng không đúng mục đích, hay không hiệu quả chuyển về cho hộ nghèo, thiếu đất.

Ngoài ra, theo chúng tôi cũng phải tập trung cao độ theo hướng không nhất thiết phải xóa đói, giảm nghèo trên mảnh đất hiện có, mà nên có quyết sách để chuyển đổi ngành nghề phi nông nghiệp, tức là không làm nông nghiệp ở địa phương nữa mà có thể làm bằng nghề khác như: dịch vụ, phát triển làng nghề hay xuất khẩu lao động cũng đang triển khai rất tốt hoặc lao động ở ngoài địa phương.

Nếu chúng ta đi lên những vùng rất khó khăn như các huyện vùng cao núi đá Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ của Hà Giang, hoặc những vùng căn cứ, di tích lịch sử, ở đó có rất nhiều hộ. Có hộ chỉ có người già nhưng họ cũng làm du lịch, mà đầu tư cũng không lớn nhưng cũng thu hút được. Tóm lại, có rất nhiều cách để thoát nghèo, làm giàu được. Hay chúng ta đến vùng rất gần đây như Ninh Bình, có rất nhiều người thoát nghèo bằng nhiều hình thức ngoài sản xuất nông nghiệp.

Hiện Ủy ban Dân tộc chỉ đạo theo các hướng trên, chỗ nào, địa phương nào có đất thì tạo điều kiện để giao đất cho bà con, còn địa phương nào không thể tạo quỹ đất thì hỗ trợ cho bà con chuyển đổi ngành nghề tạo việc làm để có thu nhập ổn định, thậm chí tốt hơn khi sản xuất trên quỹ đất truyền thống.

MC: Bạn Trần Thiết, An Khê, Gia Lai băn khoăn: “Tôi đã bán trâu bò, vay ngân hàng cho con học, nhưng ra trường không xin được việc làm. Giờ nợ càng thêm nợ”. Ông có ý kiến gì về giải pháp tạo việc làm cho người nghèo, nhất là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số?

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Đây là vấn đề rất phổ biến và là một chính sách hay. Nhưng chúng ta phải xét ở hai khía cạnh: Một là gia đình cháu và bản thân cháu lựa chọn ngành nghề không trúng, không đúng nên khi vay không giải quyết việc làm. Vấn đề thứ hai là chúng tôi đang kiến nghị Ngân hàng chính sách xem xét từng trường hợp cụ thể, nên khoanh nợ cho các cháu một thời gian, vì có người ra trường xin được việc làm ngay, có người chưa xin được việc làm. Cũng có người hoàn toàn chưa xin được việc làm thì phải quay trở lại đào tạo. Có nhiều người học đại học quay trở lại đào tạo nghề thành công nhân và phải giấu bằng đại học đi. Tôi kiến nghị Ngân hàng chính sách nên xem xét cho các cháu kéo dài nợ từ 1-2 năm để kiếm việc làm trả nợ cho nhà nước.

Tôi khuyến cáo tất cả học sinh, sinh viên bây giờ đang lựa chọn nghề nghiệp phải chọn đúng nghề, đào tạo theo địa chỉ và đào tạo phải có việc làm. Hiện chúng tôi đang đề nghị với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Luật Giáo dục phải có phân luồng học sinh ngay từ tốt nghiệp THCS đến tốt nghiệp THPT để tránh tình trạng tất cả đều học đại học, thầy quá nhiều, thợ quá ít không cần thiết. Đây là nguyên lý chúng ta cần hết sức cần thiết.

Đây là cảnh báo không chỉ cho sinh viên này mà cho tất cả học sinh, sinh viên trong cả nước đang học hành phải tính toán kỹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

MC: Bạn Dũng Hiếu, Tân Yên, Bắc Giang, Hà Nội hỏi: Đã có yêu cầu tích hợp các chương trình, giảm bớt số lượng văn bản của các bộ, ngành hướng dẫn thực hiện Chương trình giảm nghèo. Cho đến thời điểm này, kết quả bước đầu của công việc này ra sao, thưa ông?

Ông Ngô Trường Thi:

Chính phủ đã có báo cáo kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của Quốc hội. Hiện nay, cơ bản không còn chính sách hỗ trợ cho không, các chính sách chồng chéo đã được tích hợp lại thành một văn bản chính sách.

Về giảm nghèo có hai giải pháp chính, đó là giải pháp bằng hệ thống chính sách, giải pháp bằng chương trình mục tiêu.

Về chính sách, các bộ, ngành chúng ta hỗ trợ: y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng… hiện giờ, những chính sách này được gọn một đầu mối. Tổng số giờ còn hai quyết định: 2085, 2086. Trước đây rất nhiều văn bản trong y tế, giáo dục… và những chính sách cho không đến giờ cơ bản không còn. Chúng ta còn hỗ trợ tiền điện theo Luật Điện lực. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo không phát tiền cho hộ gia đình, chúng ta sẽ quyết định tất cả các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội dùng dưới 30 số không phải trả tiền, còn lại thanh toán theo giá bán lẻ bình thường. Việc thanh toán giữa tài chính, ngân sách và nhân dân, việc hỗ trợ này sẽ bảo đảm cho tất cả những người khó khăn đều được hưởng điện sinh hoạt.

Nói về tích hợp chính sách, thời gian gần đây, chúng ta phân biệt: có chính sách và cơ chế chính sách, khó nhất hiện nay là cơ chế chính sách. Cơ chế chính sách hiện nay chưa có sự đồng nhất giữa các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn. Hiện nay, chúng tôi và các bộ đang rà soát, để làm sao chính sách được ban hành phải đi vào cuộc sống, tạo thuận lợi cho địa phương và cho người dân tiếp cận.

Đối với chương trình giảm nghèo, giờ để không chồng chéo, trùng lắp thì chúng ta phân cấp cho địa phương, chúng ta quản lý mục tiêu thì sẽ giải quyết vấn đề trùng lắp. Việc này sẽ phải dần dần và chúng ta rất mong muốn chính sách được tích hợp và bảo đảm không rườm rà, phải đi vào thực thi hiệu quả nhưng phải có quá trình.

Tôi hy vọng sau giai đoạn này, chúng ta sẽ có bước đột phá để làm sao chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

* MC: Thưa ông, bạn Huỳnh Dũng (TP Trà Vinh) gửi câu hỏi tới buổi giao lưu trực tuyến như sau: Ở một số nơi, một số chương trình như 135, 167 vẫn chưa thật sự có hiệu quả rõ rệt vì nguồn vốn có hạn lại đầu tư dàn trải. Do đó, có cần xác định chính sách sàn và chính sách đặc thù ưu tiên cho những vùng khó khăn nhất không? Ông có ý kiến này về vấn đề này?

Ông Bùi Sỹ Lợi:

Sàn này rất cần nhưng chúng ta chưa có năng lực tài chính, cho nên cái sàn này là rất khó. Đối với Chương trình 135, chúng ta không thể đi hàng ngang mà phải đi có trọng tâm trọng điểm. Còn Chương trình 167 về nhà ở thì chúng ta đã kết thúc rồi, bây giờ chúng ta phải đi theo cơ chế của Quyết định 33. Tuy nhiên, tôi đề nghị sửa đổi Quyết định 33, vì không thể xây nhà với 25 triệu đồng. Chúng ta cần điều chỉnh, nâng mức vay, nâng thời hạn vay, nâng lãi suất, tính toán hợp lý, phối hợp các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm... để xây nhà cho người nghèo. Cách thức của chúng ta là như vậy. Trong quá trình tham gia thực hiện các chính sách này, tôi rất mong muốn nước ta sẽ có sàn an sinh xã hội, để đạt được mục tiêu không ai bị rớt lại phía sau.

* MC: Xin hỏi ông Ngô Trường Thi: Có tình trạng số hộ nghèo vay vốn ngày càng ít, vì đa số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đều rơi vào trường hợp già yếu, neo đơn, không có nhu cầu vay vốn... Giải pháp xử lý vấn đề này thế nào?

Ông Ngô Trường Thi:

Tôi phải đính chính như này. Chúng ta tiếp cận đo hộ nghèo đa chiều bằng phương pháp đa chiều, thay vì chúng ta chỉ đo bằng tiền để giải quyết bảo đảm cuộc sống cho người dân tốt đẹp hơn. Chúng ta chuyển sang vừa đo bằng tiền tệ vừa đo bằng mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Câu chuyện tỷ lệ nghèo đa chiều cao lên là không đúng. Giai đoạn trước, tôi nhớ, chúng ta đang áp dụng bằng đo tiền là 14,2%, khi chúng ta chuyển sang đo nghèo đa chiều, cả nước chúng ta có khoảng 9,88%. Tỷ lệ đó thấp hơn chứ không phải cao hơn.

Thứ hai, hiện nay chúng ta đang có chính sách cho vay thì đã mở rộng chính sách rồi, chúng ta cho vay cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay cả hộ mới thoát nghèo trong vòng ba năm.

Như vậy, chúng ta không thiếu đối tượng cho vay, và câu chuyện đối tượng không khả năng lao động chiếm nhiều chưa đúng. Theo thống kê của chúng tôi, con số này chỉ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số hộ nghèo. Như anh Lợi đã nói, nhóm này phải dùng chính sách bảo trợ xã hội. Tất nhiên hiện nay chính sách bảo trợ của chúng ta đang thấp, phải có vận động xã hội hóa để sau này chúng ta chính sách hưu trí cho người già.

Quý vị an tâm, theo số liệu chúng tôi đang nắm được hiện nay tất cả đối tượng hộ nghèo nếu có nhu cầu vay vốn, đủ điều kiện đều được vay. Vừa qua chúng tôi đi kiểm tra địa phương, thậm trí khu vực vùng sâu, vùng xa như khu vực Kom Tum, Tuyên Quang, Yên Bái … người ta còn được vay mức tối đa 50 triệu mặc dù cả nước vay bình quân là 30 triệu/một mức vay. Thứ hai, với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, nơi nào tỷ lệ nghèo đã giảm rồi thì chúng ta điều chỉnh vốn để cho vay với hộ cận nghèo và thoát nghèo. Thậm chí, những nơi nào đang có nhu cầu giải quyết việc làm thì chuyển sang cho vay giải quyết việc làm.

Như vậy, có thể an tâm trong vấn đề cho vay, chúng ta không sợ thiếu đối tượng. Vấn đề là, phải cho vay như thế nào cho hiệu quả gắn với hỗ trợ tạo sinh kế, chuyển giao kỹ thuật để người dân vừa vay vốn, vừa vận dụng kỹ thuật để tạo ra hiệu quả cho mình.

Giao lưu trực tuyến “Để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống” ảnh 19

Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh phát biểu kết luận:

Ba vị khách mời đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh, từ các chủ trương chính sách, tổ chức thực hiện, kết quả và cả những thực tiễn khi chính sách đi vào cuộc sống gặp khó khăn, cũng như đưa ra những giải pháp về giảm nghèo.

Có thể nói những kết quả giảm nghèo rất to lớn. Tôi chỉ lấy hai thí dụ để thấy được chính sách giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Thứ nhất là trong các văn bản, chúng ta không dùng từ xóa đói nữa mà chỉ còn từ giảm nghèo. Thứ hai, đã không còn hiện tượng xin giữ lại hộ nghèo, đó là sự thay đổi về nhận thức rất cơ bản. Ở đây có vấn đề là nguồn lực được nâng cao thì dân trí cũng nâng cao, người ta cũng nhận thấy rằng mình cần phải thoát ra chứ không thể ở trong danh sách hộ nghèo mãi được.

Các khác mời cũng đã chỉ ra được những khó khăn bằng thực tiễn của chính mình khi đi vào các khu vực đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn và chỉ ra được những khó khăn, đưa ra được những giải pháp, kể cả những giải pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền. Rồi về cơ chế, đến nay cũng đã áp dụng được những cơ chế khác rồi, tức là không cho không, mà hỗ trợ có điều kiện. Người được hỗ trợ phải chứng minh để sự hỗ trợ đạt hiệu quả. Đó là kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý giá.

Một nền tảng nữa để chủ trương xóa nghèo đạt được hiệu quả, đó là tái cơ cấu nguồn vốn vay, tái cơ cấu đối tượng được vay.

Có thể nói sau hai giờ, các vị khách mời đã cung cấp rất đầy đủ và cơ bản về các chính sách giảm nghèo mà Đảng, Nhà nước và Quốc hội đã thực hiện trong thời gian qua và sắp tới chúng ta sẽ đưa những chính sách mới, kinh nghiệm vào thực hiện có hiệu quả.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn ba vị khách mời và cảm ơn quý vị độc giả đã quan tâm theo dõi.