Nền kinh tế Trung Quốc tuy đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm hơn so các năm trước, nhưng nhiều khả năng vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng hơn 6,5% trong năm 2016 và là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc khẳng định, trong năm 2017 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đẩy mạnh cải cách và cải thiện đời sống người dân.
Bài 3: Cuộc chiến dai dẳng
NDĐT- Thực trạng các nhóm khủng bố cũng như các phần tử cực đoan, thánh chiến sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của chúng không phải là mới. Các chuyên gia, quan chức chống khủng bố từ lâu cũng đã cảnh báo về sự phát triển của truyền thông xã hội sẽ là công cụ hữu hiệu cho hoạt động tuyên truyền của các phần tử này. Song song với đó, các chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm ngăn chặn làn sóng thánh chiến trên truyền thông xã hội thông qua đó ngăn chặn các âm mưu tấn công tiềm tàng ngoài thực tế. Tuy nhiên, cho đến nay, các chiến dịch trấn áp trên truyền thông xã hội vẫn chưa thể dập tắt hoàn toàn hoạt động tuyên truyền của các phần tử khủng bố trên trực tuyến, nếu không nói đây là nhiệm vụ bất khả thi.
Bài 1: Sự trỗi dậy của IS và những “con sói đơn độc”
NDĐT- Những năm gần đây, các nhà chức trách liên tục đưa ra những cảnh báo về thực trạng các tổ chức khủng bố đang khai thác triệt để sức mạnh của truyền thông xã hội để phục vụ cho các hoạt động của chúng, từ việc truyền bá hệ tư tưởng bạo lực cực đoan, gieo rắc nỗi sợ hãi, tuyển mộ tân binh đến trao đổi, lên kế hoạch và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố. Mặc dù các chính phủ, tổ chức, cá nhân đã nỗ lực và thực hiện nhiều biện pháp nhằm trấn áp, các tổ chức khủng bố, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), vẫn có thể sử dụng truyền thông trong không gian mạng như một vũ khí lợi hại để gây ra các cuộc thảm sát đẫm máu trong thế giới thực.
NDĐT- Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã khép lại với chiến thắng giành cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, một kết quả đi ngược lại hầu hết những dự đoán trước đó và được xem như là kịch bản “Brexit” của nước Mỹ. Những lá phiếu của cử tri Mỹ giúp đưa ông Trump từ “một nhân vật ngoại đạo” trở thành người đứng đầu nước Mỹ nhưng cũng đặt ra cho ông những nhiệm vụ nặng nề để đáp lại những kỳ vọng của họ. Dưới đây là những vấn đề được cho là cần ưu tiên giải quyết hàng đầu của tân Tổng thống Mỹ.
NDĐT- Ngày 8-11 (theo giờ địa phương), các cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để chọn ra vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton, thuộc đảng Dân chủ và Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa. Theo kết quả các cuộc khảo sát trong suốt chiến dịch tranh cử, bà Clinton luôn giữ ưu thế trước đối thủ Donald Trump. Tuy nhiên, những diễn biến sôi động trong những ngày nước rút đã khiến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trở nên khó dự đoán. Dưới đây là một số những đề xuất chính sách đáng chú ý của hai ứng viên Tổng thống Mỹ năm 2016.
NDĐT- Ngày 11-9-2001, 19 tên không tặc đã chiếm quyền kiểm soát bốn máy bay thương mại của Mỹ, lao vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York, tòa nhà Lầu Năm góc ở Washington và một cánh đồng tại Shanksville, bang Pennsylvania. Các vụ tấn công đã làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người bị thương và trở thành vụ tấn công của các phần tử nước ngoài đẫm máu nhất trên lãnh thổ Mỹ. Không đầy một tháng sau đó, nước Mỹ và các đồng minh đã phát động cuộc chiến tại Afghanistan, khởi đầu cho cuộc chiến chống khủng bố của nước này.
Ngày 26-12, theo kế hoạch Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen cùng tham dự Lễ khánh thành cột mốc 30 trên biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia và đoạn đường nối hai trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và O Da Đao (Oya dav) tại xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai và Lễ khánh thành cột mốc 275 trên biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - Phnôm-đân (Phnom Den), xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Báo Nhân Dân xin giới thiệu với bạn đọc những nét chính về tình hình biên giới đất liền Việt Nam và Cam-pu-chia.