Người trong bóng tối

Người trong bóng tối

Ngày 24-6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo: Họ chính thức đặt tên trụ sở là Mary Winston Jackson. Hành trình của nữ kỹ sư da màu đầu tiên trong lịch sử NASA là một câu chuyện đầy cảm hứng về một con người vượt qua mọi định kiến về chủng tộc và giới tính để được thừa nhận, dù công chúng chỉ nhắc đến bà sau khi qua đời.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Ngọc.

Nhà khoa học với những công trình dấu ấn cho ngành điện ảnh nước nhà

NDĐT - Những năm 60 của thế kỷ trước, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã gửi một số lớn học sinh sang các nước XHCN học tập. Trở về nước, nhiều nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Trong số những nhà khoa học đó có Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Trần Quang Ngọc với những công trình khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới công nghệ sáng tạo, hữu ích cho ngành điện ảnh nước nhà.

Cuốn sách cuối cùng của Stephen Hawking

Cuốn sách cuối cùng của Stephen Hawking

NDĐT - "Brief Answers to the Big Questions" (tạm dịch: Những câu trả lời ngắn gọn cho những câu hỏi lớn) là cuốn sách mới nhất của nhà khoa học thiên tài quá cố Stephen Hawking vừa được ấn hành ngày 16-10. Gia đình Hawking đã góp sức để hoàn thiện cuốn sách sau khi ông qua đời, với nội dung chủ yếu trả lời những câu hỏi ông gặp phải nhiều nhất lúc còn tại thế.

Ông Thái Văn Âu.

“Kỹ sư chân đất” ở Ninh Thuận

NDĐT - Sau sáu lần chế tác thất bại, giờ đây nông dân Thái Văn Âu, sinh năm 1958, ở thôn Ú, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã chế tạo thành công chiếc máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô”, giúp đồng bào dân tộc Ra Glai nơi đây “thoát” cảnh mỗi ngày phải vất vả giã ngô bằng cối chày tay trong nhiều giờ để có lương thực nấu ăn.

Giáo sư Nguyễn Xuân Thính và đồng nghiệp đang làm quan trắc khảo sát tại Hòa Bình

Từ ánh đèn dầu Hồng Quang ngày ấy …

NDĐT- 10 giờ vẫn trên bục giảng tại Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dortmund. 10 giờ 30 phút, tất bật bắt chuyến tàu cao tốc gần bốn tiếng Dortmund - Berlin. Vội vã vẫy taxi cho kịp giờ gặp mặt các cá nhân tiêu biểu tại Đức do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức…Hành trình dày đặc của một ngày làm việc, dù đó chưa phải là một trong những ngày bận rộn nhất của Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Thính.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp nhận giải cùng 14 nhà khoa học nữ từ năm châu lục.

Nữ tiến sĩ người Việt nghiên cứu keo cầm máu được UNESCO vinh danh

NDĐT - Ngày 21-3, tại Thủ đô Paris (Pháp), Tiến sĩ trẻ Nguyễn Thị Hiệp - giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Y sinh của Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO. Đây là lần thứ hai Việt Nam được trao giải này.

PGS, TS Vân Khánh hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm.

Nhà khoa học đam mê nghiên cứu gen di truyền

"Niềm hạnh phúc của những người cha, người mẹ mang trong mình gen bệnh, song lại sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh, nhờ thành tựu công nghệ y học luôn là nguồn động viên, động lực để tôi cùng đồng nghiệp vững tin trên con đường của mình", PGS,TS,BS Trần Vân Khánh chia sẻ.

TS Bùi Hùng Thắng (người ngoài cùng bên phải) hướng dẫn học sinh thực nghiệm. Ảnh: VŨ NGỌC

Duy trì "ngọn lửa" đam mê nghiên cứu

Gần 10 năm gắn bó với phòng thí nghiệm, TS Bùi Hùng Thắng (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã có 25 công bố trên các tạp chí quốc tế (16 công bố ISI), và bốn bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích. Bên cạnh việc tập trung vào những nghiên cứu cơ bản, TS Bùi Hùng Thắng luôn trăn trở ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Nhà toán học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Nhà toán học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu

Coi việc làm toán là “dùng đầu để đập vỡ đá” - PGS, TS Nguyễn Sum (công tác tại Trường đại học Quy Nhơn, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã dành gần 10 năm để nghiên cứu công trình “On the Peterson hit problem”. Công trình ghi dấu ấn của ông được đăng trên Advances in Mathematics - một trong những tạp chí thế giới hàng đầu về Toán học và được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017.

Nhà khoa học trẻ khoác áo lính

Nhà khoa học trẻ khoác áo lính

Là một tiến sĩ trẻ thuộc “thế hệ 8x”, Thiếu tá Phạm Xuân Hoàn từng tham gia xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ thành công hàng loạt đề tài khoa học cấp Nhà nước, trong đó có dự án “Nghiên cứu giải pháp tôn tạo và chống xói lở đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa”.

GS, TSKH, Trần Văn Nhung. (Ảnh: Nxbcand)

Nhà khoa học “ba trong một”

NDĐT - Tôi có hứng thú đặc biệt khi được tiếp xúc với những trang hồi ký, tự truyện của các nhân vật tiêu biểu, có vị trí nhất định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi ở đó, ta không chỉ được chứng kiến những suy nghĩ, cảm xúc riêng tư của một cá nhân, mà qua đấy, còn đọc thấy bao vấn đề nhân sinh, thế sự, thấy được sự phát triển, những bước thăng trầm của lĩnh vực mà mình quan tâm và rộng hơn là thấy được không khí của thời cuộc.

PGS Phan Toàn Thắng trong phòng thí nghiệm tế bào gốc ở Singapore.

Tham vọng nhân bản vô tính động vật quý hiếm của nhà khoa học gốc Việt

NDĐT – Mới đây, trên Facebook của mình, nhà khoa học gốc Việt Phan Toàn Thắng, người đầu tiên trên thế giới phát minh nguồn tế bào gốc màng dây rốn và phương pháp tách chiết, nuôi cấy ghép tế bào gốc này, đã công bố lộ trình đầy tham vọng nhân bản động vật quý hiếm và mong muốn phía Việt Nam hỗ trợ tìm và thu hồi dây rốn của động vật quý hiếm để tạo tế bào gốc đa năng nhằm phục vụ việc nhân bản vô tính loài này trong tương lai.

* Người tách thành công tế bào gốc từ màng dây rốn (1-12-2006)

TS Phạm S được Viện Nội dung Kỷ lục thế giới trao Giải thưởng cống hiến của các Kỷ lục gia.

Kỷ lục gia, Tiến sĩ Phạm S: Sáng tạo khoa học vì cộng đồng

NDĐT- Tối 6-5, tại TP Hồ Chí Minh, Kỷ lục gia, TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vinh dự được Viện Nội dung Kỷ lục thế giới (WRCA) tôn vinh, trao tặng Giải thưởng cống hiến Nội dung kỷ lục có giá trị về sáng tạo vì cộng đồng: “Nhà khoa học sáng tạo công nghệ, hoạt động đa lĩnh vực có giá trị về sáng tạo khoa học vì cộng đồng, tạo ra các thương hiệu nổi tiếng phục vụ cộng đồng, chủ động hội nhập quốc tế”.

Người mẹ “thứ hai” của nhiều nghiên cứu sinh

Người mẹ “thứ hai” của nhiều nghiên cứu sinh

Với nụ cười hồn hậu, giọng nói nhỏ nhẹ, PGS, TS Phạm Thu Nga (trong ảnh, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) niềm nở đón chúng tôi tại phòng làm việc. Ở tuổi gần 70, PGS, TS Phạm Thu Nga vẫn nhiệt huyết với những đề tài nghiên cứu khoa học và với những học trò của mình.

Hợp tác với Đại học Hiroshima và Đại học Waseda – Nhật bản thu mẫu sinh vật biển ở vịnh Nha trang để nghiên cứu lectin.

Bài 2: Những nhà khoa học gắn đời mình với rong sụn

NDĐT - Rong sụn gắn với mồ hôi, nước mắt của người dân ven biển, nhất là những người phụ nữ chân yếu tay mềm không ra biển đánh bắt được cá tôm. Nhưng rong sụn cũng là đề tài khiến nhiều nhà khoa học mất ăn mất ngủ, dành cả chất xám trí tuệ và thời gian của cả cuộc đời mình để nghiên cứu, thậm chí họ còn tham vọng tìm ra chất điều trị HIV từ rong sụn…

Giáo sư Võ Quý (người ở giữa) nhận giải thưởng MIDORI năm 2012.               Ảnh: BÙI TUẤN

Thương tiếc người thầy, người bạn lớn

May mắn được biết, được học và cùng làm việc với Giáo sư (GS) Võ Quý từ năm 1958 cho đến nay đã tròn 59 năm, đối với tôi,
GS Võ Quý vừa là người thầy, người đồng chí, người anh vô cùng kính trọng và quý mến. Ông là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập, noi theo về đạo đức trong sáng và thủy chung với nghề nghiệp của một nhà giáo.

GS, TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng.

GS, TS, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: Vấn đề khoa học nào càng khó càng phải chịu khó tìm câu trả lời

NDĐT - Sau nhiều lần hẹn, cuối cùng tôi cũng gặp được GS, TS, Nhà giáo Nhân dân (NGND) Nguyễn Lân Dũng. Nhà khoa học “biết tuốt” dường như có rất nhiều tâm tư muốn chia sẻ với phóng viên. Trong bất cứ câu chuyện dí dỏm nào của ông cũng chứa đựng những trăn trở về các vấn đề thời sự của đất nước.

Hết lòng vì những phụ nữ yếu thế

Hết lòng vì những phụ nữ yếu thế

Gặp GS, TS Lê Thị Quý, chúng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, để kể hết những công việc mà bà đã làm suốt một đời người. Đó chắc chắn là một nhà khoa học chân chính, luôn đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ nhưng cũng là một trái tim yếu đuối, đa cảm, yêu thương những phụ nữ yếu thế.

back to top