Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh

NDO -

NDĐT - Dự án Earth As Art (tạm dịch: Nhìn trái đất với con mắt nghệ thuật) bắt đầu vào đầu những năm 2000, sau khi các nhà khoa học thấy rằng dữ liệu hình ảnh mà họ thu thập được từ các vệ tinh có giá trị hơn cả dữ liệu khoa học, và cần phải công bố tới công chúng để mọi người cùng thưởng ngoạn sắc màu của trái đất.

Vùng ngập mặn hoang vu: Một vùng đất rộng lớn, mở rộng ở Namibia là một trong những vùng đất trũng ngập mặn lớn nhất thế giới. Vùng đất này nằm trong Công viên Quốc gia Etosha, được bảo vệ từ năm 1997
Vùng ngập mặn hoang vu: Một vùng đất rộng lớn, mở rộng ở Namibia là một trong những vùng đất trũng ngập mặn lớn nhất thế giới. Vùng đất này nằm trong Công viên Quốc gia Etosha, được bảo vệ từ năm 1997

Jom Christopherson, người đồng sáng lập của dự án nói: “Thật không hoàn chỉnh nếu mọi người nhìn những bức tranh chỉ là một thứ nghệ thuật. Cái đích của chúng tôi ở triển lãm đầu tiên là chúng tôi muốn nói cho mọi người biết đây là những hình ảnh của trái đất”.

Những hình ảnh mà vệ tinh và những thiết bị bay không người lái chụp được dưới đây không chỉ thể hiện những bước sóng ánh sáng mắt người nhìn được mà cả những bước sóng mà cảm biến Landsat quan sát được trong phổ điện từ hồng ngoại, đã giúp tạo nên sự rung động của đường nét sắc màu cũng như cung cấp dữ liệu toàn diện hơn cho các nhà khoa học. Dự án này cũng hy họng sẽ giúp giáo dục công chúng những giá trị của hình ảnh vệ tinh.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 1

Sự phát quang: Một chùm mê hoặc tạo ra một nghịch lý của ánh sáng và bóng tối, rực rỡ và âm u. Dòng nước tối tăm của sông Suwannee chảy từ đầm lầy Okefenokee ở miền nam Georgia đến Vịnh Mexico ở Florida. Màu sắc u ám của dòng sông đến từ thảm thực vật mục nát tại đầm lầy đầu nguồn của dòng sông.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 2

Lập thể màu xanh da trời: Một chút màu xanh lập thể ở Nam Uzbekistan làm nổi bật hệ thống thủy lợi chuyên dụng, phổ biến dọc theo các con sông chảy vào biển Aral. Tuy nhiên, phần lớn lượng nước được sử dụng để tưới tiêu mà chỉ còn rất ít thực sự đến được biển Aral. Sự đa dạng của các màu xanh da trời và màu xanh lá cây là những cánh đồng nông nghiệp với thảm thực vật đang phát triển tích cực giữa các khu dân cư rải rác.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 3

Tái nhập: Jebel Kissu, ở Tây Bắc Sudan, xuất hiện đột ngột như một hòn đảo trong sa mạc Sahara rộng lớn. Cao nguyên là tàn dư bị xói mòn của một mái vòm đá granit. Các vệt sáng được khắc họa là đường ray xe tải, vốn phổ biến ở Sahara, nơi không có đường trải nhựa. Tương tự như phong cách tiểu thuyết đồ họa, hình ảnh giống như một tiểu hành tinh lao vào trái đất, bùng cháy trên bầu trời hoàng hôn.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 4

Tranh vẽ sa mạc: Lưu vực hồ Eyre là một trong những nơi khô hạn nhất ở Autralia. Nhưng đặc điểm nổi bật của bức ảnh là những vùng màu xanh cho cảnh quan khô hạn này. Những dòng suối và các con lạch thường xuyên cạn khô nhưng những cơn bão vào tháng 3 đã bổ sung nước cho phụ lưu các dòng kênh này. Đến tháng 4, nước lũ rút đi, để lại đằng sau vùng màu xanh mở rộng. Các nhà khoa học đã sử dụng vệ tinh để theo dõi sự kiện nước lũ và thảm thực vật ở đó.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 5

Sự bùng nổ: Màu đỏ và màu đen dường như phá vỡ cảnh quan vùng đất băng giá ở phía nam Iceland. Các dải màu xám đen là sự tan chảy ồ ạt của băng trong quá khứ từ những vụ phun trào núi lửa dưới băng. Các trận lũ bất ngờ tràn xuống vùng đồng bằng trầm tích mang tên Skeiðarársandur. Sông băng vươn xuống từ trên cùng bên trái của ảnh. Đồng bằng phần lớn không có thực vật, màu đỏ trong ảnh cho thấy vùng rêu thấp, cây bụi bạch dương và các loài cỏ khác.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 6

Màu đồng và màu xanh: Màu đồng trong sự kết hợp hồng ngoại này là sự hiện diện của hồ băng ở Northwest Territories ở bắc Canada. Hồ nằm bên phía phải là hồ Whitefish, trong một vùng có nhiều địa hình băng hà. Những vệt sáng như nếp nhăn là nhưng đồi hình rắn (eskers), được hình thành từ cát và sỏi từ sự bồi lắng trầm tích do những dòng chảy trên băng. Màu xanh là vùng đất bị chi phối bởi lãnh nguyên toàn cây bụi và một số cây vân sam.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 7

Đối diện với thủy triều: Vịnh Rupert, một nhánh của vịnh James, mở rộng đến Quebec, Canada. Rất nhiều con sông mang theo những trầm tích như cát, sỏi đổ vào vịnh kết hợp với nước biển đến từ thủy triều. Một dòng trầm tích nổi bật mở rộng qua đảo Stag và một dòng xoáy cuộn ra khỏi Stag ở giữa Vịnh. Dòng trầm tích ngoài khơi của đảo hướng về phía đất liền cho biết thủy triều đang đến vào thời điểm thu nhận hình ảnh.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 8

Chuyển động nhanh của băng: Một dòng sông băng trên các đảo của Nga trong Bắc Băng Dương làm các nhà khoa học ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhanh chóng. Sau hàng thập kỷ chuyển động bình thường, chậm chạp, một sông băng đã trượt khỏi chỏm băng Vililov về phía trước, gia tốc nhanh chóng sau năm 2013. Sự chuyển động rất nhanh này vô cùng hiếm thấy với các sông băng lạnh. Trong vòng năm năm, lưỡi băng đã tăng gấp đôi kích thước. Trong sự thể hiện đảo ngược này, vùng đất là màu xanh da trời và băng biển màu nâu vàng nhạt xuất hiện những vết nứt ở phía trên cùng của hình ảnh.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 9

Thốt nốt: Đảo san hô Thốt nốt là tàn tích của núi lửa cổ nằm cách Hawaii khoảng 1.000 dặm. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Cơ quan Bảo vệ cá và động vật hoang dã của Mỹ đã quản lý đảo san hô này như một điểm nghiên cứu khoa học. Các cảm biến đa quang phổ được gắn trên những máy bay không người lái đã ghi nhận những hình ảnh có độ phân giải cao của đảo và những dải san hô trông như những bông hoa màu xanh da trời.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 10

Băng xanh: Ở gần dãy núi Nữ hoàng Fabiola, còn có tên khác là dãy Yamato, là thí dụ điển hình về băng xanh ở Nam Cực. Băng màu xanh da trời nổi lên khi gió làm sạch sông băng khỏi tuyết và các định dạng bong bóng khí bị dồn ra khỏi các lớp tuyết vốn bị nén lại một phần từ mùa trước. Băng có màu xanh là do các bước sóng màu đỏ và màu vàng của ánh sáng bị hấp thụ. Ánh sáng xuyên sâu vào trong băng bị phân tán đồng đều ở bước sóng màu xanh do các bóng khí bị giữ bên trong.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 11

Những dải ruy-băng của sa mạc: Đá tạo nếp ở quy mô kiến tạo đã xuất hiện ở tây bắc châu Phi. Những dải ruy-băng sặc sỡ nhảy múa qua sa mạc ở Moroco được gấp nếp được tạo ra bởi những va chạm của những mảng kiến tạo. Đường dài liên tục la Jbel Ouarkziz, một sườn núi có độ cao 200 đến 300 m phía trên các sàn thung lũng.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 12

Dị ứng: Cảnh quan thiên nhiên này có thể trông giống như một minh họa y tế về các đầu dây thần kinh gây ngứa. Ở Tây Sahara, châu Phi, một mạng lưới rất lớn của các con suối cạn hướng về phía tây, cuối cùng đến Đại Tây Dương. Các con suối cạn này hầu như luôn cạn kiệt ở vùng xa xôi này của sa mạc Sahara

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 13

Một nghiên cứu về tảo: Tảo nở hoa thường xuất hiện hằng năm ở hồ Milford, Kansas, Mỹ, vào mùa hè và có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh thái ngập nước mong manh. Trung tâm Khoa học nước Kansas thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ sử dụng các cảm biến đa quang phổ gắn trên thân của máy bay không người lái để xác định loại tảo nào gây nguy hiểm và nghiên cứu cách chúng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của địa phương và sức khỏe con người và động vật.

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 14

Đầm lầy kỳ diệu: Mười bảy con sông đổ vào đầm lầy Bangweulu ở Zambia, nhưng chỉ có một dòng chảy ra. Những tua xanh lục ngẫu nhiên quét qua hình ảnh, một cảnh quan bị chi phối bởi nhiều đồng cỏ khác nhau, nước mở và cỏ Paccorus dày đặc và lau sậy Phigateites. Toàn bộ vùng đất ngập nước có diện tích bằng kích thước của bang Connecticut (Mỹ).

Sắc màu trái đất qua những bức ảnh hồng ngoại từ vệ tinh ảnh 15

Pha trộn Mezen: Ở miền bắc nước Nga, nước ngọt của sông Mezen gặp nước mặn của Bắc Băng Dương. Cửa sông hình phễu có dòng thủy triều mạnh trộn lẫn trầm tích trong nước thay vì xây dựng một vùng đồng bằng. Trong kết cấu đầy màu sắc này, độ sáng tăng dần đánh dấu sự gia tăng độ đục của nước.