Con người có sở thích “vô lý” với số làm tròn

NDO -

Nghiên cứu mới cho thấy tâm trí của chúng ta có mối liên hệ để thích số tròn đẹp hơn số lổn nhổn, ngay cả khi tùy chọn kia có giá trị tốt hơn.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Sở thích số đẹp đã được tiết lộ trong một nghiên cứu với 1.552 người tham gia qua sáu thí nghiệm khác nhau. Các tình nguyện viên được kiểm tra về phản ứng và đánh giá của họ về các số được làm tròn và không làm tròn khi đặt bên nhau.

Để tránh nhầm lẫn, các tình nguyện viên đã đươc thử thách nhiều tình huống, cho dù đó là một quảng cáo tiếp thị trên bảng quảng cáo, thông tin sản phẩm trên bao bì hay chiến dịch y tế công cộng do chính phủ điều hành.

"Những con số có một ngôn ngữ riêng và con người thường đưa ra nhận thức phi số. Khi chúng tôi sử dụng các con số cụ thể đều được người tham gia thử nghiệm đánh giá thấp. Không có lý do rõ ràng cho loại hành vi này, và điều này là vô cùng ngạc nhiên", nhà kinh tế học hành vi Gaurav Jain, Viện Bách khoa Rensselaer ở New York cho biết.

Các nhà nghiên cứu suy luận rằng, việc nhìn thấy những con số bất thường đang khiến chúng ta phải sử dụng nhiều năng lượng não hơn để xử lý. Hơn nữa, những con số không làm tròn có nhiều khả năng được so sánh với những con số lý tưởng như 100 % chỉ để hiểu rõ hơn về chúng.

“Trong nỗ lực để hiểu những con số bất thường không có đuôi bằng 0, chúng tôi dường như đã mang đến cho người thử nghiệm những ý nghĩa tiêu cực. Họ không thể khớp chúng với những con số tròn lý tưởng được so sánh theo bản năng”, nghiên cứu cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, tất cả điều này nên được xem xét khi sử dụng và chọn số để đóng khung, đặc biệt là khi cần phải thúc đẩy hành động như trong trường hợp đưa ra lời khuyên về sức khỏe trong đại dịch Covid-19 hiện tại. 

Tiến sĩ Jain đưa ra thí dụ, nếu các quan chức y tế công cộng sử dụng con số cụ thể để đưa ra thông điệp như: "Một loại vaccine Covid-19 mới đã được phát triển có hiệu quả 91,27%", mọi người có thể nghĩ rằng vaccine này thực sự kém hiệu quả hơn so với việc chỉ nói là nó có hiệu quả 90%.

Tiến sĩ Jain nói: "Các nhà quản lý và các quan chức y tế công cộng nên cẩn thận khi sử dụng các số không tròn, bởi vì việc sử dụng phương pháp này trong các thông điệp truyền thông có thể làm giảm các đánh giá chủ quan về các thuộc tính liên quan".

Nghiên cứu về sở thích với những con số là một chủ đề hấp dẫn và mang nhiều sắc thái. Chẳng hạn các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra làm thế nào những con số không làm tròn có thể đáng tin cậy hơn và giảm xu hướng mặc cả.

Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét cách mô tả các con số và các từ được sử dụng cùng với chúng, nghiên cứu mới đã tự khắc phục các con số - một lĩnh vực chưa được kiểm tra kỹ lưỡng trước đây.

Và điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn nữa những nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trong nghiên cứu mới nhất này, những người tham gia thử nghiệm chỉ được đánh giá bằng cách sử dụng các câu hỏi nghiên cứu kinh tế tiêu chuẩn thay vì với các kịch bản cụ thể. Đây là một lựa chọn để các nhà nghiên cứu khám phá trong tương lai.

Nghiên cứu đã được công bố trong Tạp chí Hành vi tổ chức và quy trình ra quyết định của con người (Organizational Behavior and Human Decision Processes).