Bỏ phố lên vùng cao chữa bệnh cho đồng bào

Quãng đường lên huyện vùng cao Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khó như đi lên... trời, xe ô-tô bị mắc lầy giữa con đường sạt lở vì cơn mưa to đầu hạ, chúng tôi phải hè nhau xuống đẩy. Từ Mường Nhé tới Trung tâm Y tế của huyện, tôi mất tới bảy tiếng đồng hồ để tới gặp bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu - người đã từ bỏ công việc tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội để tình nguyện lên miền núi chữa bệnh cho dân nghèo.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu khám, chữa bệnh cho bà con. Ảnh | THANH HÙNG
Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu khám, chữa bệnh cho bà con. Ảnh | THANH HÙNG

Nghỉ việc ở thủ đô, tình nguyện lên vùng cao

Thời tiết đầu hè, nóng lạnh mưa nắng thất thường đã khiến rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện. Bác sĩ Hiếu dừng lại bên giường bệnh của bé Giàng Thị Mẩy đang sốt rất cao. Bố chở Mẩy đi từ một giờ sáng bằng xe máy từ xã Nậm Kè, dầm sương gió trên chặng đường dài nên đến nơi Mẩy rũ như tàu lá. Bác sĩ Hiếu hỏi ông Giàng A Chu - bố Mẩy: “Hai bố con ăn gì chưa?”. Người đàn ông gương mặt khắc khổ nói thứ tiếng phổ thông lơ lớ: “Chưa bác sĩ ạ”. “Vậy anh ra ngoài mua cái gì cháu ăn thì mới uống thuốc được”. Ông Chu gãi đầu, gãi tai, đứng yên một chỗ. Dường như đã quen với tình huống này, bác sĩ Hiếu lấy ra một ít tiền, dúi vào tay ông: “Anh cứ cầm lấy ra mua ít cháo và sữa để cháu ăn ngay”.

Cứ thế, trong vòng một giờ đồng hồ, bác sĩ Hiếu đi tới năm giường bệnh toàn trẻ em sốt cao mà bố mẹ thậm chí nói tiếng phổ thông chưa sõi. Ba tiếng trôi qua, đã 12 giờ trưa, nhưng tôi vẫn thấy người bác sĩ trẻ trong bộ blouse trắng ấy đi lại giữa các giường bệnh, thăm khám, động viên, kê đơn, nụ cười luôn nở trên môi. Chị Mùa Thị Du từ bản Chuyên Gia mang một ít cá suối đến biếu bác sĩ Hiếu để cảm ơn vì đã cứu mạng bố mình nhưng anh đành từ chối vì lý do đơn giản là mình ăn chay. Ở Trung tâm y tế huyện vùng cao này không có chuyện bệnh nhân biếu phong bì, bác sĩ nhiều lúc còn phải cho bệnh nhân tiền như trường hợp của bố con Giàng A Chu vì thương họ nghèo quá.

Câu chuyện của chúng tôi giữa giờ nghỉ trưa thỉnh thoảng lại gián đoạn bởi những cuộc điện thoại của những bệnh nhân người dân tộc vùng cao nói tiếng phổ thông còn chưa sõi.

“Tốt nghiệp loại giỏi Đại học Y Hà Nội năm 2014, em được tuyển dụng vào khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Nhưng khi biết tới dự án đưa bác sĩ tình nguyn v công tác ti vùng khó khăn (D án 585 ca B Y tế), em đã viết đơn xung phong: Tôi tình nguyn đi bt c nơi nào trên đất nước Vit Nam. Nơi nào dân sng được thì tôi cũng có th sng được. Là mt người tr, bn thân li thích tham gia các hot động tình nguyn, em mun đi để tri nghim, để giúp đỡ cho bà con vùng khó khăn. Có l em sng đơn gin t xưa ri nên cũng không để ý đến chuyn kinh tế lm. Thi sinh viên, các bn ăn sut cơm 25-30 nghìn đồng, nhưng em ăn sut 10-15 nghìn đồng đã thy đủ và ngon ri. Lúc viết đơn, trong đầu em ch nghĩ đến chuyn lên đường ch không h nghĩ s được gì, mt gì”.

Trong điều kiện thiếu đội ngũ bác sĩ ở vùng cao, lá đơn của Hiếu nhanh chóng được chấp thuận. Tháng 8-2017, chàng trai sinh năm 1990 được phân công về Mường Nhé, một huyện nghèo bậc nhất của tỉnh Điện Biên, thuộc danh sách 63 huyện nghèo của Dự án 585, cách Hà Nội tới 700 km. Nơi đây, do cơ sở thiếu điều kiện, dù chuyên ngành Nội - Nhi nhưng Hiếu vẫn được bố trí làm việc với vai trò bác sĩ đa khoa.

Nói sao hết những nỗi khó khăn ở Mường Nhé, nhưng trở ngại đầu tiên đối với bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu là không biết tiếng dân tộc nên khó giao tiếp với bệnh nhân khi người Mông chiếm tỷ lệ hơn 65% dân số.

Hiếu cười: “Có lần, hai vợ chồng bệnh nhân đều không nói sõi tiếng Kinh, em hỏi sao không chịu học, vợ chồng họ bảo bác sĩ phải học tiếng H’Mông chứ”. Câu nói đấy cũng khiến mình phải suy nghĩ và quyết tâm học. Khi mình nói được, bệnh nhân cũng thấy gần gũi và chia sẻ nhiều hơn”.

Bỏ phố lên vùng cao chữa bệnh cho đồng bào ảnh 1

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

Hiếu ở nội trú trong căn phòng tám mét của Trung tâm y tế, cơm niêu nước lọ, dành toàn bộ thời gian cho các bệnh nhân. Mỗi ngày, trung bình Hiếu điều trị khoảng 50 bệnh nhân, với những ca nặng như ngạt sau sinh, sốc nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp ở trẻ đẻ non, uốn ván sơ sinh, chấn thương thì bác sĩ trẻ này luôn có mặt để cấp cứu kịp thời. Có những lúc Hiếu còn phải trực tiếp đỡ đẻ.

Hiếu vui nhất là khi cứu chữa được người bệnh, nỗi buồn nhất cũng từ những ca điều trị không thành vì bệnh nhân được đưa đến quá muộn. Hiếu nhớ như in một tối mùa đông, rét cắt da cắt thịt, có đôi vợ chồng phải mất tới năm giờ để đưa con nhỏ tới trung tâm khám. Nhưng khi đến nơi thì cả người cháu đã lạnh cóng, thở thoi thóp, vô phương cứu chữa. Hiếu nắm lấy bàn tay đã tím tái của cháu bé, rơi nước mắt. Đêm ấy, Hiếu không sao chợp mắt nổi. Cái chết của cháu bé càng làm Hiếu thấu hiểu hơn về tình cảnh khó khăn trong khám, chữa bệnh của người dân vùng cao và tiếp thêm cho chàng trai 9X này động lực bám trụ ở Mường Nhé. Hiếu đã nếm trải những khắc nghiệt của vùng đất này, mùa mưa thì lạnh cóng chân tay, lũ lụt sạt lở, giao thông chia cắt, mùa hè nóng như đổ lửa, cả huyện như cái chảo rang. Những lúc ấy, chỉ thở thôi cũng đã đủ mệt, nhưng Hiếu lại hầu như không nghỉ ngơi, mà tối ngày khám, chữa cho người bệnh vốn luôn đông chật bệnh viện.

Có những lúc nhớ tới người vợ trẻ đang một mình chăm sóc hai đứa con trứng gà trứng vịt ở Hà Nội, Hiếu không khỏi chạnh lòng. Vợ anh là cô giáo dạy học ở quê, bị u tuyến giáp phải phẫu thuật cắt bỏ và dùng hormone thay thế cả đời, do suy giáp sau mổ. Vợ con luôn cần Hiếu bên cạnh, nhưng chàng trai này đã quyết bám trụ ở vùng cao vì những nguyên cớ giản dị: “Em lên đây, vợ em luôn động viên, ủng hộ. Em luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình mình vậy, sự sống của họ là nguồn sống, quan trọng như sự sống của vợ con em vậy. Em sẽ cố gắng mỗi ngày, chừng nào họ còn cần em. Đêm trước hôm lên đường, hai v chng em tâm s mãi, bo nhau là chuyến đi này dù dài, dù khó khăn cũng gng đến đích. Đi để tình nguyn đóng góp cho nơi đang cn mình. Cu người còn hơn xây tháp cơ mà”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu vẫn dành thời gian eo hẹp của mình kết nối với các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng, trang bị thêm vật tư, máy móc cho Trung tâm; đồng thời hỗ trợ một số bệnh nhân thuốc thang, quần áo và ăn uống, đi lại. Hiếu còn đang làm chủ nhiệm đề tài “Mô hình bệnh tật tại khoa Nội - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé”.

Bác sĩ Toán Bình Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé cho biết: “Ở đây, bác sĩ Hiếu có trình độ chuyên môn cao nhất về nhi khoa, luôn tận tình, yêu thương bệnh nhân. Trong các buổi giao ban, anh đều có những ý kiến đóng góp quý báu, đột phá và luôn có mối quan hệ đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp”.

Đã hết gi ngh trưa, cái nng ca Mường Nhé vn thiêu đốt, bác sĩ Hiếu chia tay tôi để đến vi các bnh nhân đang ch mình. Chàng trai này chia s vi tôi mt d định tưởng như bt ng mà ngm ra li thun t nhiên: Ti đây, em định s đưa c gia đình lên gn bó vi vùng đất này. Nơi đây dù nghèo khó, nhưng em luôn cm nhn được tình người chân tht, luôn cm thy thanh thn k l trong tâm hn như câu thơ ca nhà thơ Chế Lan Viên: Tình yêu làm đất l hóa quê hương.