Tháp Bánh Ít đang được thi công tu bổ, tôn tạo.

Chấn chỉnh việc thực hiện Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Tháp Bánh Ít

Trước thông tin việc thực hiện Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) còn nhiều bất cập, đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết, ngay khi có phản ánh, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, chấn chỉnh lại một số nội dung không phù hợp tại dự án trên.

Đoàn viên thanh niên Sơn La nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Tô Hiệu tại cuộc triển lãm.

Triển lãm “Tinh thần Tô Hiệu” tại di tích Nhà tù Sơn La

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh (1912-2022) và 78 năm ngày mất của đồng chí Tô Hiệu (1943-2022), Bảo tàng tỉnh Sơn La đã tổ chức trưng bày triển lãm “Tinh thần Tô Hiệu” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Thời gian triển lãm được tổ chức từ ngày 1/3 đến hết ngày 31/12/2022.

"Phố cổng làng" Thụy Khuê - nét duyên quê giữa lòng Hà Nội

"Phố cổng làng" Thụy Khuê - nét duyên quê giữa lòng Hà Nội

Một ngày lang thang ở Hà Nội, giữa ồn ào phố xá, bạn sẽ thấy bất ngờ khi trên con phố Thụy Khuê, xen lẫn với những cao tầng hiện đại, vẫn còn đó những cổng làng cổ kính, rêu phong, mà thoạt nhìn như lạ, như quen. Từng nét văn hóa lưu cữu lại trên những nếp cổng làng, những chi tiết chạm trổ trên tường đã loang lổ mảnh vỡ của thời gian.

Những con ngõ siêu nhỏ trong lòng phố cổ sầm uất

Những con ngõ siêu nhỏ trong lòng phố cổ sầm uất

Phố cổ Hà Nội là nơi nổi tiếng phồn hoa của đất kinh kỳ, người phố cổ cũng được biết đến với phẩm chất dịu dàng, thanh lịch. Cũng chính vì vậy mà cuộc sống phố cổ cũng là nơi mà nhiều người mơ ước. Thế nhưng ở đâu đó trong lòng phố cổ, nhiều người dân vẫn phải sống trong những con ngõ tối tăm, chật hẹp, khác xa sự tưởng tượng của bao người.

Những điệu múa trong sự kiện tái hiện lễ cưới người Ba Na. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Không phải ai cũng được tận mắt chứng kiến lễ cưới của người Ba Na ở Gia Lai, với đầy đủ những nghi thức, lễ vật và hiểu được những ý nghĩa của chúng. Ngay trong những ngày đầu năm mới, các nghệ nhân, người dân từ huyện K’Bang, Gia Lai đã giới thiệu tới khách du lịch Hà Nội sự kiện tái hiện lễ cưới của người Ba Na tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội).

Phủ Chính Tiên Hương tại khu di tích Phủ Dày.

Xác định chính xác tên gọi di tích tại Phủ Dày

Khu di tích lịch sử-văn hóa Phủ Dày tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Ðịnh) là trung tâm thờ mẫu lớn nhất cả nước, trong đó ba di tích chính là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng thờ Mẫu Liễu Hạnh đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên, quá trình treo biển di tích trong quần thể chưa thật sự chính xác, cần điều chỉnh cho phù hợp lịch sử và tâm thức dân gian nhiều năm qua.

Nghi lễ dựng cây nêu ở Hoàng thành.

Dựng cây nêu đón Tết ở Hoàng thành Thăng Long

Để tiễn năm cũ qua đón năm mới Nhâm Dần sắp đến, ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức tái hiện một số nghi lễ cung đình xưa trong đón Tết, gồm: lễ phong ấn (gói ấn lại), tiến lịch (dâng lịch lên vua), lễ cúng Táo quân, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Trong đó, được nhiều người chú ý nhất là lễ dựng cây nêu tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn và NSND Vương Duy Biên xem tranh tại triển lãm.

Ngắm tranh tứ bình với… lúa ngô, gà vịt

Những bộ tranh tứ bình quý giá của các nghệ nhân Hàng Trống, Đông Hồ… hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong khuôn khổ triển lãm “Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian tứ bình” cho thấy những vẻ đẹp khác biệt, không giống với hình dung xưa nay vẫn thấy về tranh tứ bình.

Tái hiện nghi thức Tiến lịch-Ban lịch, một nghi thức cung đình xưa nhân dịp đón xuân.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện nghi lễ cung đình đầu xuân

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 19/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt 2022 với chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang” theo hình thức trực tuyến. Tâm điểm của chương trình là tái hiện nghi thức dâng lịch tiến vua thời xa xưa và các trưng bày diễn giải về quy trình làm lịch, ban hành lịch của triều đình nhà Lê.

Ngôi nhà rường cổ của bà Lê Thị Túy ở số 2/3 Phú Mộng (Kim Long, thành phố Huế).

Xây dựng thương hiệu nhà rường Huế

Nhà rường là một di sản đặc trưng của Huế, là một bộ phận không thể tách rời của di sản lịch sử, văn hóa Huế. Không gian riêng của nhà rường Huế mềm mại mà cá tính, là điểm nổi bật của tính cách Huế thể hiện trong cảnh quan kiến trúc truyền thống.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội khoa học và lịch sử tỉnh Yên Bái (đeo kính) cùng cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái kiểm tra hiện vật.

Phát hiện chuông đồng cổ tại thành phố Yên Bái

Ngày 16/12/2021, tại tổ 14, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái), trong quá trình Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Nam Phong thi công xây dựng bờ kè sông Hồng, đoạn chảy qua cầu Tuần Quán, phát hiện một chuông đồng nghi là cổ vật.

Festival Hoa Đà Lạt trở thành thương hiệu du lịch của thành phố cao nguyên.

Sức bật từ các “thành phố sáng tạo”

Có tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực âm nhạc, văn học, nghệ thuật dân gian, nhiều thành phố của Việt Nam đã và đang hội tụ đầy đủ điều kiện để gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chủ động, quyết tâm của các cấp chính quyền cùng những chính sách phù hợp dựa trên thực trạng và tiềm năng của từng thành phố. 

Dậy sớm nhất để cho lợn, gà ăn hay làm các công việc quan trọng sẽ là những người đàn ông trong gia đình.

Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc H’Mông

Khác với một số dân tộc ở vùng Tây Bắc, người dân tộc H’Mông ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La thường đón Tết sớm hơn 1 tháng. Phong tục đón Tết của đồng bào H’Mông cũng có nhiều nét độc đáo, trong đó có phong tục vào ngày mùng một Tết Dương lịch, khi tiếng gà gáy đầu tiên cất lên cũng là lúc những người đàn ông dân tộc H’Mông dậy sớm nhất nhà để làm những việc quan trọng trong gia đình.

Những điểm sáng của khảo cổ

Những điểm sáng của khảo cổ

Năm 2021 ghi những dấu ấn tích cực của lĩnh vực khảo cổ, khi hàng loạt điểm khai quật đem lại những kết quả tích cực, như tìm được phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, hé lộ dần hình hài cung điện trong kinh thành Thăng Long xưa, tìm thấy những dấu tích cung điện thời Lý, Trần, Hồ, Lê… ở Ninh Bình, Thanh Hóa.
 

Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Yên Bái đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ mừng cơm mới của người H’Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám trở nên lung linh, sống động khi được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping.

Tạo động lực phát triển kinh tế từ công nghiệp văn hóa

Công nghiệp văn hóa có lợi thế là hạn chế khai thác tài nguyên, ít gây ô nhiễm; đồng thời, tạo ra sức sống mới cho di sản, khai thác tốt vốn văn hóa truyền thống, tăng cường sức mạnh mềm quốc gia. Là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước, Hà Nội đã có nhiều hoạt động thúc đẩy công nghiệp văn hóa, song vẫn còn nhiều lỗ hổng về nhận thức, chính sách. Vì vậy, thành phố đang nỗ lực tạo bước đột phá để trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước theo Chiến lược phát triển Công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ hát then, đàn tính Sắc Chàm.

Lan tỏa điệu tính, lời then

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn khuyến khích, hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ hát then, đàn tính ở tất cả các huyện, thành phố. Các câu lạc bộ không chỉ là địa chỉ sinh hoạt văn hóa mà thông qua đó người dân và nhất là thế hệ trẻ biết trân trọng, lưu giữ những điệu tính, lời then của cha ông.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của ngư dân Quảng Ngãi.

Phát huy giá trị văn hóa biển, đảo trong phát triển du lịch

Các địa phương miền duyên hải Nam Trung Bộ sở hữu những nét văn hóa biển, đảo khá độc đáo, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch biển, đảo. Thực tế những năm gần đây cho thấy, khai thác tốt tiềm năng và giá trị văn hóa biển, đảo đã đem lại hiệu quả thiết thực trong phát triển du lịch.

Xòe Thái tại lễ hội Văn hóa-Du lịch Mường Lò, tỉnh Yên Bái (Ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19). Ảnh: DUY LINH

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái

Từ bao đời nay, Xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội cũng như những sinh hoạt văn nghệ của người Thái vùng Tây Bắc. Xòe trở thành sợi dây kết nối cộng đồng, thể hiện bản sắc tộc người và là cơ sở để sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới. Mới đây nhất, ngày 15/12, nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, khẳng định sự ghi nhận đối với những giá trị văn hóa Việt Nam.

PGS.TS Bùi Minh Trí trình bày về gốm sứ ngự dụng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: THU HẰNG)

Những điều thú vị về đồ gốm sứ ngự dụng qua hiện vật khảo cổ

Đồ dùng của nhà vua, đặc biệt là những đồ dùng được khai quật trong khu vực Hoàng thành Thăng Long luôn đem đến những câu hỏi về cuộc sống của người ở ngôi cao nhất trong hoàng cung. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã chia sẻ những câu chuyện thú vị chung quanh những món đồ gốm sứ ngự dụng được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.

back to top