Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại Hòa Bình và Thanh Hóa

NDO -

NDĐT - Trong hai ngày, 14 và 15-10, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ ba, năm 2019 với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đoàn kết, phát huy nội lực, chung sức xây dựng quê hương hội nhập và phát triển”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo.

 

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại Hòa Bình và Thanh Hóa

Cùng dự Đại hội, có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và các đại biểu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; lão thành cách mạng; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và gần 300 đại biểu xuất sắc đại diện cho hơn 60 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh Hòa Bình đã đạt được, đồng thời cho thấy sự chỉ đạo, thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc một cách có bài bản, trọng tâm, trọng điểm không để ai bị bỏ lại phía sau, cùng giúp nhau phát triển đời sống, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp, tạo tiền đề để Hòa Bình tiếp tục bứt phá phát triển nhanh, bền vững, cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tiếp tục tranh thủ và ưu tiên các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ; giai đoạn tới cần tập trung khai thác tiềm năng lợi thế, điều kiện địa hình về chính trị, kinh tế và an ninh - quốc phòng để tạo sinh kế mới, phát triển kinh tế cho người dân; tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, dạy nghề để nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó, thay đổi nhận thức và hành vi để người dân phát huy nội lực, vượt qua chính mình hội nhập và phát triển.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể cần có kế hoạch, giải pháp thiết thực đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng giải quyết hiệu quả những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm, không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự; quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, đa dạng, phong phú thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam...

Phó Thủ tướng tin tưởng và mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn diện, tạo những bứt phá mới trong phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ ba, năm 2019 đã bầu chọn 57 đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ hai, năm 2020. Đồng thời, thống nhất cao và biểu quyết thông qua Quyết tâm thư Đại hội.

Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, giai đoạn 2019 - 2024: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần địa bàn đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; huy động mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc; bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại đại hội, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình và cho cán bộ, nhân dân huyện Yên Thủy; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen cho năm tập thể, 16 cá nhân; UBND tỉnh cũng tặng bằng khen cho 25 tập thể, 57 cá nhân.

* Cùng ngày, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ ba. Gần 250 đại biểu, đại diện cho hơn 660 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh Thanh Hóa tham dự đại hội.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại Hòa Bình và Thanh Hóa ảnh 1

Tập thể và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2014 đến nay vùng dân tộc, miền núi Thanh Hóa được đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia, mạng truyền dẫn cáp quang, phủ sóng thông tin di động, đường ô-tô đến trung tâm xã, 87% dân số khu vực này được sử dụng nước hợp vệ sinh. Nhân dân các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế, học tập, lập nghiệp, phổ biến kiến thức pháp luật, vận động xóa bỏ tập quán lạc hậu, tiệm cận các chính sách an sinh xã hội.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,7%/năm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện, nâng cao. Các huyện miền núi có tốc độ giảm nghèo cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh. Thanh Hóa có một huyện, 5% số xã, 65% số thôn, bản vùng dân tộc, miền núi thoát diện đặc biệt khó khăn. Hệ thống chính trị được củng cố, hoạt động ngày càng hiệu quả; quốc phòng-an ninh nội địa và an ninh biên giới quốc gia được giữ vững. Trong thực tiễn đời sống, xuất hiện nhiều gương sáng điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Ghi nhận thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng tặng Bằng khen cho năm tập thể, chín cá nhân.

Tại đại hội, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng Bằng khen cho 25 tập thể, 232 cá nhân có thành tích đóng góp phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh biên giới, giai đoạn 2015-2019. Đại hội đã chọn, cử 59 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ hai.

Từ năm 2014 đến nay vùng dân tộc, miền núi Thanh Hóa được đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật. Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia, mạng truyền dẫn cáp quang, phủ sóng thông tin di động, đường ô-tô đến trung tâm xã, 87% dân số khu vực này được sử dụng nước hợp vệ sinh. Nhân dân các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế, học tập, lập nghiệp, phổ biến kiến thức pháp luật, vận động xóa bỏ tập quán lạc hậu, tiệm cận các chính sách an sinh xã hội.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,7%/năm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện, nâng cao. Các huyện miền núi có tốc độ giảm nghèo cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh. Thanh Hóa có một huyện, 5% số xã, 65% số thôn, bản vùng dân tộc, miền núi thoát diện đặc biệt khó khăn. Hệ thống chính trị được củng cố, hoạt động ngày càng hiệu quả; quốc phòng-an ninh nội địa và an ninh biên giới quốc gia được giữ vững. Trong thực tiễn đời sống, xuất hiện nhiều gương sáng điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Ghi nhận thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng tặng Bằng khen cho năm tập thể, chín cá nhân.

Tại đại hội, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng Bằng khen cho 25 tập thể, 232 cá nhân có thành tích đóng góp phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh biên giới, giai đoạn 2015-2019. Đại hội đã chọn, cử 59 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ hai.