Cần chung tay hành động

Theo Liên hợp quốc, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15 đến 20 cm kể từ năm 1900. Gần đây, mực nước biển tăng nhanh, do nền nhiệt cao hơn làm các sông băng bị tan chảy.

Các tảng băng ở đỉnh Grin-len ở Bắc Ðại Tây Dương và Nam cực tan chảy, trở thành nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng nhanh. Trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển là gần gấp ba lần so với thế kỷ trước.

Các nhà khoa học cảnh báo, vào năm 2100, nếu con người kiểm soát được tốc độ ấm dần lên toàn cầu ở mức tăng 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mực nước biển sẽ dâng khoảng 0,5 m. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng từ 3 đến 40C, mực nước biển sẽ tăng cao gần 1 m, đủ để nhấn chìm hàng chục đô thị lớn ven biển, thậm chí nhấn chìm nhiều quốc đảo trên thế giới. Do tình trạng nước biển dâng, hàng trăm triệu người trên Trái đất sẽ buộc phải di cư vì bị mất nhà cửa. Và đây sẽ mãi mãi là một cuộc "di tản" không có ngày trở về.

Trước nguy cơ đe dọa sự sống trên Trái đất do tình trạng nước biển dâng gây ra, ngay lúc này, các quốc gia trên thế giới cần chung tay hành động nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, qua đó giúp giảm tốc độ ấm lên toàn cầu.