Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh tại một buổi hòa nhạc.

Kết nối âm nhạc Việt Nam và thế giới

Vừa có tài chỉ huy dàn nhạc, vừa có khả năng chơi điêu luyện các loại nhạc cụ của cả phương Đông và phương Tây, nhạc trưởng trẻ Đồng Quang Vinh (sinh năm 1984) được giới âm nhạc trong nước mệnh danh là sứ giả kết nối âm nhạc Việt Nam và thế giới. Anh là người đã dấn thân cống hiến để những nhạc cụ tre nứa dân tộc tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc, cũng có thể diễn đạt âm nhạc hàn lâm một cách đầy ấn tượng và sáng tạo.

Khi bệnh viện dã chiến trở thành sân khấu của tôi

Khi bệnh viện dã chiến trở thành sân khấu của tôi

Tôi đã từng đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, nhưng chưa bao giờ biểu diễn trước hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 như hôm ấy. Đêm diễn đã cho tôi một nguồn năng lượng tích cực, giúp tôi tin rằng, trong khó khăn, chính âm nhạc đã kết nối mọi người với nhau để cùng chia sẻ, cùng động viên nhau vượt qua mọi trở ngại.

Nghệ sĩ Giang Còi trong một cảnh hài. Ảnh: FB nghệ sĩ.

Giang Còi - Nghệ sĩ nông dân giản dị

Nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi và phong cách giản dị, nghệ sĩ Giang Còi gắn bó và nổi lên từ những vai diễn nông dân. Trong cuộc sống đời thường, ông cũng theo lối sống giản dị và lấy sự lạc quan làm hướng đi cho mình. 

Diễn viên Võ Hoài Nam và diễn viên Phương Oanh trong phim.

Võ Hoài Nam, từ “soái ca màn ảnh” đến “người cha tội nghiệp”

Được biết đến qua nhiều vai diễn với hình ảnh “ngầu, bụi bặm”, chàng soái ca màn ảnh một thời Võ Hoài Nam, sau 16 năm trở lại với máy quay, đã trở thành một ông bố thương con, lấy đi nước mắt của đông đảo khán giả phim truyền hình Việt qua bộ phim đang phát sóng trên VTV “Hương vị tình thân”, do đạo diễn, NSƯT Nguyễn Danh Dũng thực hiện.

Kỹ sư trẻ sáng tác âm nhạc bằng công nghệ AI

Kỹ sư trẻ sáng tác âm nhạc bằng công nghệ AI

Vừa là kỹ sư công nghệ thông tin, vừa có khả năng sáng tác và biểu diễn âm nhạc, chàng trai trẻ sinh năm 1994 Nguyễn Hoàng Bảo Đại (trong ảnh) thường được mọi người gọi là “nhạc sĩ biết code”. Mới đây, anh đã mang đến niềm tự hào cho cộng đồng công nghệ thông tin (IT) Việt khi trở thành người Việt Nam thứ ba được Google công nhận là Google Developer Expert (chuyên gia phát triển của Google) của ngành khoa học máy tính với mô hình sáng tác âm nhạc bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Họa sĩ Lê Rin trong buổi ra mắt sách (tháng 1/2021) tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TP Hồ Chí Minh

Món ngon trên trang giấy

Biết Lê Rin rất thích khám phá ẩm thực Việt Nam, thích xê dịch nhưng tôi vẫn không nghĩ anh lại hiểu biết sâu rộng đến vậy về các món ăn của ba miền, cứ như thể ngồi trước mặt tôi là một chuyên gia ẩm thực, chứ không phải là một họa sĩ. Cũng đúng, bởi nếu không có một niềm đam mê như vậy, chàng trai sinh năm 1989 người Ninh Thuận khó có thể hoàn thành liền hai cuốn sách nghệ thuật về minh họa ẩm thực (food illustration), rồi minh họa văn hóa, du lịch chỉ trong vòng ba năm.

Vĩnh biệt người đại diện xuất sắc thế hệ thơ “tài hoa ra trận”

Vĩnh biệt người đại diện xuất sắc thế hệ thơ “tài hoa ra trận”

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (ảnh) sinh ngày 7-2-1952, quê ở làng khoa bảng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cha ông là nhạc sĩ tiền chiến tài hoa và nổi tiếng Hoàng Giác. Hẳn khi đặt tên con là Hoàng Nhuận Cầm, ông thầm kỳ vọng lớn lên con trai sẽ nối nghiệp cha đi theo đường âm nhạc. Nhưng nhà thơ tương lai của chúng ta còn có một người mẹ vốn là con gái Hà Nội gốc, rất hay chữ. Bà thuộc lòng toàn bộ Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc. Rất nhiều tình yêu thơ ca được sinh ra rất sớm từ những người bà, người mẹ như vậy, Hoàng Nhuận Cầm có lẽ không ngoại lệ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo tỉnh Hà Nam và đại diện gia đình đồng chí Nguyễn Hữu Tiến tại Hội thảo khoa học.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - Người con ưu tú của quê hương Hà Nam

Chiều 9-4, tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (5-3-1901 - 5-3-2021).

Một góc trưng bày sản phẩm của xưởng Thần công Việt.

Nhà sáng chế “tái hiện lịch sử”

Nguyên là một cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự và là người yêu thích, say mê lịch sử dân tộc, từng có nhiều sáng chế cải tiến trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, nhưng Đại tá, cựu chiến binh Nguyễn Hồng Phong lại được nhiều người biết đến hơn với công trình chế tác mô hình các loại súng thần công của Việt Nam. Không chỉ đơn thuần có giá trị trưng bày, lưu niệm, sản phẩm của ông còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và chứa đựng nét tài hoa của các nghệ sĩ, nghệ nhân đất Việt.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tài năng trẻ pi-a-nô với tấm lòng thiện nguyện

Mới 15 tuổi, Võ Minh Quang (trong ảnh) học sinh lớp 9A3, Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) và lớp Tài năng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã được tôn vinh trong danh sách “10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bình chọn. Ngoài thành tích xuất sắc trong âm nhạc, nghệ sĩ trẻ này còn là tấm gương tiêu biểu cho ý thức trách nhiệm công dân, thường xuyên tham gia các chương trình hòa nhạc gây quỹ thiện nguyện, tạo hiệu ứng tốt với công chúng. 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ghi cảm xúc khi thăm lại Trường cấp III Mai Sơn, nơi ông từng dạy học vào cuối thập niên 1970.

Nguyễn Huy Thiệp thời tuổi 20

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp những ngày đầu tiên đặt chân đến vùng rừng núi Hua Tát, trở thành một giáo viên và khởi sự văn chương tại đây, ban đầu bằng những cuốn tiểu thuyết đọc cho học viên và một thư viện nhỏ giữa rừng. Những ngày đầu đó đã trở thành cảm hứng để ông viết ra những truyện ngắn đẫm chất núi rừng, sau này được gửi đăng trên báo Văn nghệ. Xin giới thiệu bài viết của TS, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Mai Anh Tuấn về quãng đời này của nhà văn.

Chân dung NSNA Đinh Công Tâm.

Người “lưu giữ di sản bằng ảnh”

Nhiếp ảnh luôn có sức hút kỳ lạ không riêng gì các văn nghệ sĩ mà còn với mọi người yêu thích nghệ thuật. Với họ, đây là một sở thích lành mạnh lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống, những ký ức lịch sử. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Đinh Công Tâm thuộc Chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Sóc Trăng là một trong số đó…  

NSND Trần Hạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hỏi thăm tại Lễ phong tặng danh hiệu NSND năm 2019.

NSND Trần Hạnh – Nghiệp và đời

NSND Trần Hạnh là một trong những diễn viên gạo cội được khán giả yêu thương, không chỉ bởi những vai diễn đầy cảm xúc, để lại ấn tượng của ông trong suốt cả sự nghiệp, mà còn bởi cuộc sống riêng đầy vất vả của ông cho đến tận những ngày cuối đời. 

NSND Hoàng Dũng nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đoàn làm phim "Về nhà đi con".

NSND Hoàng Dũng và những vai ông bố “để đời”

Có bề dày sự nghiệp trong cả lĩnh vực sân khấu và phim ảnh, những năm gần đây, NSND Hoàng Dũng đã tạo ấn tượng sâu đậm đối với phần lớn khán giả Việt Nam. Cách diễn đa dạng của nghệ sĩ đã tạo ra những ông bố dung dị, ấm áp, gần gũi, nhưng cũng có những ông bố lạnh lùng, mải để mình trôi theo những tính toán, lợi ích để rồi cuối cùng nhận được cái giá phải trả quá lớn… Và tất cả những ông bố này đều được khán giả màn ảnh nhỏ vô cùng yêu mến.

Nghệ sĩ Lương Tố Như.

Lương Tố Như và ước muốn vẽ màu âm nhạc

Hình ảnh ấn tượng nhất của Lương Tố Như trong buổi biểu diễn mới đây nhất, chương trình “Như những người bạn”, là đôi chân trần thả trên sàn gỗ khi biểu diễn cùng cây đàn piano quen thuộc. Đó vốn là một trong những mong mỏi của cô: đưa âm nhạc cổ điển đến gần hơn với khán giả, để kể cả những người quần jean áo pull cũng có thể ngồi thưởng thức trong một không gian cổ điển, không câu nệ bất kỳ quy tắc nào cả…

Nhạc sĩ Trần Xuân Mai Trâm (ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Đông, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Người thổi hồn cho những ca khúc về thanh niên

Tại Nhà Văn hóa thanh niên TP Hồ Chí Minh, có một nữ nhạc sĩ dành cả tuổi thanh xuân sáng tác hàng chục ca khúc về tuổi trẻ. Những "đứa con tinh thần" của chị luôn được thanh niên yêu thích, phấn khởi đón nhận, trở thành điểm nhấn ở nhiều kỳ đại hội, hoạt động lớn của Ðoàn, Hội các cấp.

Ông chủ kỹ tính

Ngày về làm ở xưởng sản xuất cơ khí, Tính đã thấy không ưa ông chủ khó tính. Ông Chúc nhận Tính vào làm bởi ông vốn là đồng đội thời quân ngũ của bố cậu. Tính cũng từng trải qua mấy nơi làm việc, nhưng đều bỏ ngang vì mải chơi, bị bạn bè lôi kéo khiến bố cậu rất buồn. Hiểu nỗi buồn phiền của bạn, ông Chúc nhận lời giúp đỡ, bảo cứ đưa đến xưởng để ông rèn giũa. Ngày đầu đi làm, mấy anh thợ trong xưởng đã rỉ tai Tính nhắc nhở: “Làm ở đây phải nghiêm túc, cứ lớt phớt là ông chủ phạt, thậm chí cho nghỉ việc!”.

Tác giả Mai Thị Hồng Quế.

Cô giáo viết văn

Mai Thị Hồng Quế, một cô giáo ở Ninh Bình, vừa xuất bản tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà”. Chị chia sẻ về cuốn sách và chung quanh chuyện viết lách.

Đình Phú Xá được dựng lại năm 2010 trên nền đình cũ.

Vị tiến sĩ ở Phú Xá và mối duyên nổi tiếng Thăng Long

Kỷ niệm 325 năm sinh của Tiến sĩ Nguyễn Kiều (1695 - 1752) và 270 năm ông lập ngôi đình Tụy Lạc của làng Phú Xá. Cuộc tọa đàm “Danh nhân Nguyễn Kiều và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với quê hương Phú Xá”, được Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết và UBND phường Phú Thượng tổ chức ngày 12-12 tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã ghi nhớ những đóng góp và mối duyên đẹp của ông.

back to top