Những người di cư đứng trên tàu đánh cá tại cảng Paleochora trong chiến dịch giải cứu ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, ngày 22/11/2022. Ảnh: REUTERS

Sự đồng thuận quan trọng của EU

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhằm tăng cường đoàn kết cũng như trách nhiệm của các nước thành viên EU trong việc tìm “chìa khóa” cho vấn đề người di cư, một trong những thách thức lớn của khu vực.
 Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch tuyển thêm sinh viên y khoa tại Yongsan, Hàn Quốc, ngày 25/2/2024. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc: Tổn thất không thể đong đếm

Các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề khi cuộc đình công của hàng nghìn bác sĩ thực tập trên toàn quốc bước sang tuần thứ 8. Giới chuyên gia nhận định, ngoài thiệt hại kinh tế đối với các bệnh viện, những tổn thất về mặt tinh thần và niềm tin của người bệnh là không thể đong đếm.
Tân Thủ tướng Ireland Simon Harris. (Ảnh: REUTERS)

Trọng trách của tân Thủ tướng Ireland

Với sự ủng hộ từ các nhà lập pháp Ireland, ông Simon Harris, lãnh đạo đảng Fine Gael vừa trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nước này. Dù chỉ đảm nhiệm trọng trách dẫn dắt chính phủ mới trong chưa đầy một năm tới, song tân Thủ tướng Ireland sẽ phải đương đầu không ít thách thức nhằm đáp ứng những mong mỏi lâu nay của người dân.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (giữa, trái) cùng phu nhân Yuko Kishida tới căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland, Mỹ ngày 8/4/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mối quan hệ đồng minh chiến lược

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ. Ðây là dịp để hai bên thúc đẩy hợp tác trên hàng loạt lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố quan hệ đồng minh, vốn được coi là nền tảng cho hòa bình và ổn định ở Ấn Ðộ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh cả Mỹ và Nhật Bản đều đang đối phó những thách thức ở khu vực và trên thế giới.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne. (Ảnh: REUTERS)

Pháp xây dựng mối quan hệ mới với châu Phi

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne vừa tiến hành chuyến công du đầu tiên tới châu Phi kể từ khi ông giữ cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp. Diễn ra trong bối cảnh Pháp đang nỗ lực làm mới quan hệ với châu Phi, chuyến công du được nhận định là bước đi quan trọng nhằm khôi phục vị thế của Paris tại Lục địa Đen.
Người Palestine tràn vào phía Israel qua hàng rào ranh giới Israel-Gaza, sau khi các tay súng Hamas xâm nhập vào các khu vực phía nam Israel, ngày 7/10/2023. (Ảnh: Reuters)

Xung đột Hamas-Israel: Cuộc chiến tàn khốc và đau thương

Người dân ở Dải Gaza đã trải qua sáu tháng đau thương và mất mát kể từ khi cuộc xung đột Hamas-Israel nổ ra hồi đầu tháng 10/2023. Dân thường vô tội Palestine ở dải đất hẹp ven Địa Trung Hải đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc khi số thương vong tăng cao và tình hình đã chạm ngưỡng nguy kịch. Đáng lo ngại hơn, “lửa xung đột” có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Hamas và Israel tiếp tục leo thang, trong khi quan hệ giữa Israel và Iran bị đẩy lên nấc thang căng thẳng mới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Nhiều yếu tố đẩy giá dầu thế giới tăng

Giá dầu thế giới đã tăng trong thời gian gần đây và được dự báo sẽ còn đi lên trong thời gian tới. Căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, nguồn cung có nguy cơ hạ thấp khi các nhà sản xuất lớn tiếp tục cắt giảm sản lượng và những điểm sáng xuất hiện trên bức tranh kinh tế toàn cầu, đó là những yếu tố đẩy giá “vàng đen” tăng.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanmon Ghebreyesus. (Ảnh: who.int)

Cơ hội cuối cho “hiệp ước đại dịch”

Bất chấp nỗ lực thúc đẩy của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến trình đàm phán về “hiệp ước đại dịch” toàn cầu vấp phải nhiều vướng mắc và đã bỏ lỡ mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh nội dung vào ngày 31/3. Vòng đàm phán mới diễn ra vào cuối tháng 4/2024 được nhận định là cơ hội cuối để các nước tìm kiếm sự đồng thuận, giúp ứng phó hiệu quả các thảm họa y tế tương lai.
Ảnh: Reuters

Nhiệm vụ nặng nề trong nhiệm kỳ mới

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi vừa tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 3, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước đến giữa năm 2030, trong bối cảnh Ai Cập đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế do thiếu hụt ngoại tệ và lạm phát leo thang, cũng như không ít thách thức trong khu vực đầy biến động. 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Smartraveller/TTXVN)

Dấu mốc mới của khu vực Schengen

Bulgaria và Romania mới đây chính thức gia nhập một phần khu vực tự do đi lại Schengen rộng lớn của châu Âu, mở đường cho việc đi lại bằng đường biển và đường hàng không mà không cần các thủ tục kiểm tra biên giới. Giới chức châu Âu khẳng định, đây là thành công lớn cho cả Bulgaria và Romania, đồng thời là thời khắc lịch sử đối với khu vực Schengen.
Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế thắp lên hy vọng kinh tế thế giới sẽ bước ra khỏi nguy cơ suy thoái.
Ảnh minh họa.

Bước đột phá nhằm phát triển AI bền vững

Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Argentina chật vật ứng phó “bão khủng hoảng”

Argentina chật vật ứng phó “bão khủng hoảng”

Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẽ cắt giảm hàng chục nghìn lao động thuộc khu vực nhà nước vào cuối tháng này nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Chính phủ Argentina đẩy mạnh triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng”, trong bối cảnh tình trạng lạm phát cao tác động mạnh đến tiêu dùng trong nước và nền kinh tế Argentina rơi vào quỹ đạo suy thoái.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar thăm Đông Nam Á từ ngày 23-27/3/2024. (Nguồn: PTI)

Nỗ lực "hướng Đông" của Ấn Độ

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Ðộ S.Jaishankar vừa có chuyến công du ba nước Ðông Nam Á là Singapore, Philippines và Malaysia. Chuyến thăm phản ánh sự coi trọng của Ấn Ðộ đối với ASEAN, góp phần xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn giữa Ấn Ðộ với khu vực phát triển năng động này và cụ thể hóa chính sách "Hành động hướng Ðông" mà New Delhi lâu nay theo đuổi.
Người dân đứng trên một con phố có rào chắn trong bối cảnh bạo lực băng đảng leo thang ở thủ đô Port-au-Prince, Haiti ngày 20/3/2024. (Ảnh: Reuters)

Tình hình nghiêm trọng ở Haiti

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, trong bối cảnh sân bay đóng cửa và việc tiếp cận cảng biển khó khăn, khu vực chung quanh bị các băng nhóm vũ trang kiểm soát. Haiti đang chìm trong bạo lực ở mức độ chưa từng có, gây lo ngại xảy ra thảm họa nhân đạo và bất ổn khu vực gia tăng.
Tàu thương mại Galaxy Leader, bị lực lượng Houthi của Yemen bắt giữ, được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển al-Salif, Yemen, ngày 5/12/2023. Ảnh: REUTERS

Thách thức với vận tải biển quốc tế

Các hãng vận tải biển quốc tế đang không chỉ đối mặt với mối đe dọa tấn công do lực lượng Houthi tiến hành ở Biển Đỏ và các vùng biển lân cận, mà còn phải ứng phó nạn cướp biển Somalia gần đây trỗi dậy sau một thời gian bị lực lượng hải quân quốc tế trấn áp. Bảo đảm an ninh đang nổi lên là thách thức lớn trên những tuyến vận tải biển, cũng như với hoạt động thương mại toàn cầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: REUTERS)

Sudan và CHDC Congo bên bờ vực nạn đói

Xung đột gia tăng đang đẩy người dân Sudan và CHDC Congo tới bờ vực của nạn đói. 18 triệu người, chiếm hơn một phần ba dân số Sudan và 23,4 triệu người, chiếm 25% dân số CHDC Congo, sắp rơi vào cảnh đứt bữa. Những con số biết nói dù không mong muốn này gióng hồi chuông cảnh báo các phe phái ở hai quốc gia châu Phi cần nhanh chóng chấm dứt xung đột nhằm khôi phục an ninh, ổn định cuộc sống thường nhật cho người dân.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu chụp ảnh cùng các đối tác tại Khu vực Kinh tế châu Âu, Iceland, Na Uy và Liechtenstein. Brussels, Bỉ ngày 22/3/2024. REUTERS/Yves Herman

EU tìm tiếng nói chung trong loạt vấn đề cấp bách

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) là dịp để các nước thành viên tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết những thách thức ở cả trong lẫn ngoài khối. Tại Hội nghị thượng đỉnh vừa khép lại ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU vạch ra những định hướng chính sách quan trọng trong hàng loạt vấn đề cấp bách, từ tăng cường năng lực phòng thủ chung, mở rộng và cải cách liên minh, ứng phó làn sóng di cư đến viện trợ Ukraine, khủng hoảng tại Trung Đông…
Ảnh minh họa. (Nguồn: weather.com)

Trẻ em nói về biến đổi khí hậu

Một bản tin dự báo thời tiết đặc biệt vừa phủ sóng nhiều kênh truyền hình lớn trên thế giới vài ngày qua đã truyền tải nhiều cảm xúc và thông điệp nhân văn. Bản tin này đặc biệt ở chỗ người dẫn chương trình (MC) là các em nhỏ với những dự báo về tương lai của chính các em trước những rủi ro, biến động từ cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ảnh: Reuters.

Ngành y tế Hàn Quốc chật vật vượt khủng hoảng

Hơn một tháng trôi qua kể từ khi làn sóng đình công của các bác sĩ bắt đầu bùng phát nhằm phản đối kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y, Chính phủ Hàn Quốc đang khẩn trương tìm cách xử lý “cơn bão” khủng hoảng y tế, trong đó có những biện pháp cứng rắn, khi tình trạng hỗn loạn có dấu hiệu lan sang các lĩnh vực khác.
Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp phần quan trọng giúp EU củng cố chuỗi cung ứng, thúc đẩy nền kinh tế, đồng thời giải quyết nhiều thách thức đe dọa cản bước đà phát triển của khối.
Một nhóm người di cư bị phát hiện khi nhập cư bất hợp pháp vào Anh. Ảnh: BBC/Thời nay

Chính phủ Anh giải “bài toán khó” về người di cư

Chính phủ Anh đứng trước thách thức lớn trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng di cư tiếp tục đổ về Xứ sở sương mù, với gánh nặng chi phí cho kế hoạch chuyển người nhập cư bất hợp pháp đến Rwanda có thể tăng lên đến 3,9 tỷ bảng (5 tỷ USD) trong vòng 5 năm. Sau khi Anh thông qua luật không cấp quy chế tị nạn đối với những người nhập cư trái phép vào Anh bằng đường biển vào tháng 7/2023, Chính phủ Anh trong tuần này dự kiến sẽ đệ trình Hạ viện dự luật về việc điều chuyển số người nhập cư trái phép đang ở Anh đến Rwanda.
Lốp xe bốc cháy gần Nhà tù Quốc gia ở Port-au-Prince, Haiti, sau khi hàng nghìn tù nhân vượt ngục ngày 3/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trở ngại trong giải quyết khủng hoảng ở Haiti

Kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã “tan thành mây khói” khi nhiều đảng chính trị bác bỏ việc thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi. Sự chia rẽ trên chính trường cùng với tình trạng bạo lực leo thang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở quốc gia Caribe, đe dọa sự ổn định của khu vực.
Ảnh minh họa: economicsandpeace.org.

Báo động làn sóng khủng bố đang gia tăng ở châu Phi

Vượt qua cả Trung Đông, khu vực Sahel và vùng cận Sahara của châu Phi trở thành “điểm nóng” mới, với gần một nửa số người thiệt mạng do tấn công khủng bố trên toàn thế giới là ở khu vực này. Đó là kết luận được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) và là xu hướng đáng lo ngại, đe dọa sự ổn định và phát triển kinh tế của Lục địa Đen.
back to top