Dòng tiền dịch chuyển

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước bất ngờ sụt giảm khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 9-3, dù diễn biến TTCK quốc tế rất tích cực. Rõ ràng, sức ép nội tại vẫn đang gây khó cho TT, đặc biệt là lực bán quá lớn từ nhóm nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Trong khi đó, hiện tượng phân hóa vẫn đang diễn ra giữa các nhóm cổ phiếu (CP) trên sàn HoSE. 

Hiện tượng dịch chuyển dòng tiền từ blue chip sang các mã đầu cơ thể hiện rõ trong các phiên gần đây.
Hiện tượng dịch chuyển dòng tiền từ blue chip sang các mã đầu cơ thể hiện rõ trong các phiên gần đây.

Rất nhiều học trò đã được ông trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ hiện đang là những bác sĩ, các GS, PGS uy tín đang làm việc trong các bệnh viện, các trường đại học và các cơ sở y tế trên cả nước vẫn thường xuyên thăm hỏi ông.Đà tăng mạnh bất ngờ của TTCK quốc tế cuối tuần trước đã không tạo hiệu ứng cho TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 8-3, khi TT chứng kiến lực xả rất lớn từ phía NĐT nước ngoài. Blue chip lao dốc kéo theo chỉ số giảm, nhưng dòng tiền chạy mạnh sang các mã nhỏ. VN Index kết thúc phiên đầu tuần với mức giảm 0,04% hay 0,42 điểm so tham chiếu. VN30 Index giảm 0,33%. Mức giảm thì không nhiều, nhưng vẫn thể hiện sự thất bại của các mã vốn hóa lớn: Chỉ số VNMidcap tăng tới 1,01%, chỉ số VNSmallcap tăng 1,92%. Chỉ số HNX Index cũng tăng 1,39%.

Cả sàn HoSE có 37 CP tăng giá kịch trần thì nhóm Smallcap chiếm 27 mã. Hiện tượng tăng nóng ở các CP nhỏ không mới. Từ khi TT đồn thổi khả năng nâng lô tối thiểu lên 1.000 CP, tiền đã chạy mạnh sang các mã CP có thị giá nhỏ. Điều này có thể là do NĐT lo ngại về giới hạn tài chính để mua được các mã lớn, nhưng cũng có thể là dòng vốn nóng đầu cơ trước khi khả năng nâng lô trở thành hiện thực.

Hàng loạt mã trong rổ VN Smallcap tăng kịch trần với khối lượng giao dịch hàng triệu đơn vị là: CTI, PLP, DRH, PET, BSI... Trong số này, các mã như HQC chuyển nhượng tới 6,2% tổng khối lượng niêm yết. NKG cũng giao dịch xấp xỉ 6%. DLG giao dịch hơn 6,8%. Hiện tượng mua bán một ngày tương đương tỷ lệ giới hạn NĐT lớn là điều bất thường ở bất kỳ CP nào. Tuy nhiên, những mã nhỏ thường có biểu hiện đầu cơ rất mạnh và thanh khoản cũng lớn. Các cổ đông ẩn mình giao dịch sôi động và không phải báo cáo, vì các tài khoản phát sinh giao dịch thực tế đều không nắm giữ đến tỷ lệ giới hạn.

Sự dịch chuyển vốn nhìn rõ hơn trên sàn HoSE. Rổ VN30 giảm giao dịch tới 14% so phiên trước, chỉ còn 6.209,2 tỷ đồng, trong khi Midcap tăng 19%, đạt 4.359,4 tỷ đồng và Smallcap tăng 36%, đạt 2.166,7 tỷ đồng. Sàn HoSE phiên này lại chứng kiến phiên thứ hai liên tục dòng vốn nước ngoài rút ròng hàng nghìn tỷ đồng. Phiên cuối tuần trước mức bán ròng là 1.344 tỷ đồng và phiên này lại thêm 1.251 tỷ đồng bán ròng.

Áp lực bán ròng tại các mã VN30 vẫn chưa hề giảm đi. Trong phiên, nhóm này bị rút hơn 1.093 tỷ đồng ròng. POW, HPG, VNM, MBB bị bán ròng cả triệu CP. Ngoài ra MSN, VCB, VIC, VHM, HDB, BVH... đều nằm trong danh sách bán ròng lớn nhất TT. Đây là áp lực lớn, vì tương đương với đó là NĐT trong nước phải bỏ ra lượng vốn bằng số đó để hấp thụ.

Các blue chip dù sao cũng là trụ cột của VN Index, do đó không có gì khó hiểu khi chỉ số không thể tăng. Cuối tuần qua, TTCK Mỹ đồng loạt tăng cực mạnh với tin Thượng viện thông qua gói kích cầu 1.900 tỷ USD. Tuy nhiên, đến phiên này khi TTCK châu Á mở cửa, TT tương lai của Mỹ lại đồng loạt giảm. Điều này khiến tâm lý kém hào hứng hơn. Trong khi đó, NĐT nước ngoài vẫn đang thu tiền về ở quy mô lớn.

Sang phiên giao dịch ngày 9-3, TT bất ngờ sụt giảm khá mạnh dù diễn biến TTCK quốc tế rất tích cực. Rõ ràng là sức ép nội tại vẫn đang gây khó cho TT, đặc biệt là lực bán quá lớn từ NĐT nước ngoài. Trong khi đó, hiện tượng phân hóa vẫn đang diễn ra giữa các nhóm CP trên sàn HoSE. VN Index đóng cửa giảm 0,54%, VN30 Index giảm 0,6% thì VN Midcap lại tăng 0,33% và VNS mallcap tăng 0,5%.

Cán cân trên sàn này đã nghiêng về số CP giảm giá, cứ mỗi mã giảm chỉ còn 0,89 mã tăng. Hai phiên trước tương quan này tích cực hơn do nhóm CP vừa và nhỏ vẫn tăng nhiều. Phiên này, sức ép từ các blue chip đẩy VN Index đỏ đã ảnh hưởng mạnh hơn tới các giao dịch khác.

Trong nhóm VN30 lúc đóng cửa chỉ còn bảy CP tăng và 22 CP giảm. Đà giảm áp đảo hoàn toàn từ các mã vốn hóa lớn tới các mã trung bình. Duy nhất VHM trong nhóm trụ khá mạnh, tăng 1,03% so tham chiếu. Ngoài ra, VPB tăng 1,09%, NVL tăng 0,74%, PDR tăng 2,25%, SBT tăng 1,35%, nhưng vốn hóa các mã này quá nhỏ. 

Thanh khoản trong nhóm VN30 phiên này lại tiếp tục giảm so phiên đầu tuần trong khi NĐT nước ngoài vẫn đang bán ròng không ngừng nghỉ. Trong phiên, riêng nhóm này đã bị rút vốn hơn 949 tỷ đồng. Hai phiên liền trước VN30 cũng đã bị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng. Áp lực bán quá lớn tuy không khiến tất cả các CP đều giảm, nhưng các mã giảm trong phiên đều có dấu hiệu bán rất lớn. 

Hiện tượng dịch chuyển dòng tiền từ blue chip sang các mã đầu cơ thể hiện rõ trong mấy phiên gần đây. Cường độ tăng giá của nhóm đầu cơ đã đi ngược TT, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhất định. Các phiên trước VN Index hầu như chỉ dập dình đi ngang hoặc giảm ít nên dòng tiền đầu cơ vẫn giao dịch mạnh. Riêng phiên này mức giảm lớn đã khiến tâm lý trở nên thận trọng.

Không chỉ nhóm VN30 giảm thanh khoản, Midcap phiên này giao dịch cũng giảm khoảng 5% so phiên đầu tuần, Smallcap giảm 7%. Dù ngưỡng giao dịch của hai nhóm CP vừa và nhỏ vẫn ở mức cao so hồi tháng 2 nhưng rõ ràng khả năng thu hút thêm dòng tiền là có giới hạn. Thực tế thì các NĐT lớn, NĐT tổ chức ít khi giao dịch tại đây nên nguồn vốn của các NĐT cá nhân là có hạn. Khi TT có dấu hiệu suy yếu thì tâm lý cũng dễ thay đổi, không còn hăng hái như trước. TT lúc này vẫn đang rất khó đoán vì các blue chip bị bán quá nhiều. Nếu TT sụt giảm thêm thì làn sóng đầu cơ các mã nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.