Cổ phiếu blue chip phân hóa

Sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu (CP) từ ngày 26-6 đến 25-7 theo phương thức khớp lệnh, FLC đã nổi sóng phiên sáng 23-6. Việc dòng tiền không còn tập trung quá mạnh khiến nhóm CP blue chip phân hóa rõ nét trong phiên này.

Những nhà đầu tư nhỏ lẻ, mới thường ưa thích các cổ phiếu dưới mệnh giá. Ảnh: NAM HẢI
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ, mới thường ưa thích các cổ phiếu dưới mệnh giá. Ảnh: NAM HẢI

Trước đó, phần lớn thời gian của phiên đầu tuần, ngày 22-6, thị trường (TT) lình xình và yếu đi, nhưng kết thúc phiên vẫn ghi nhận được một ngày tăng ở các chỉ số. Mức tăng không đáng kể 2,72 điểm của VN Index hầu hết là nhờ VHM tiếp tục tăng mạnh. Nhóm CP nhỏ và vừa, các mã đầu cơ vẫn là những CP tăng tốt nhất trong bối cảnh TT chung diễn biến lình xình. Riêng nhóm VN30 xuất hiện bất ngờ tại CTD khi CP này tăng vọt kịch biên độ cuối phiên sáng.

Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin dày đặc về những xung đột nội bộ ở CTD, giá CP này đã giảm hơn 19% kể từ đầu tháng 6 tới cuối tuần trước. Sau khi có thông tin cơ cấu lại HĐQT, nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, đó có thể là bước đi ổn định lại các mâu thuẫn hiện có. Phiên cuối tuần trước, ngày 19-6, CTD phục hồi tăng 1,3% và đến phiên này CTD tăng vọt 6,94%.

Nhóm CP nhỏ và vừa tiếp tục đi đường riêng và tách khỏi những giao dịch giằng co của nhóm blue chip. Sàn HoSE có 24 CP kịch biên độ, trừ CTD thì toàn bộ là các mã nhỏ. Đặc biệt một số mã vừa rơi rất mạnh tuần trước đã lại được đẩy giá phục hồi kịch trần như: ITA, QBS, MHC, SCR, TNI, SJF... Có thể thấy rõ là hoạt động đầu cơ vẫn chỉ xoay quanh một số CP quen thuộc, trong khi phần còn lại giao dịch vẫn yếu và hầu hết là trong tình trạng lình xình.

Hiện tại nhóm CP đầu cơ là những mã duy nhất còn có biên độ tăng lớn do nhận được dòng tiền đầu cơ tiếp tục hoạt động. Đây là những CP tạo cảm hứng cho TT vì phần lớn blue chip không đem lại lợi nhuận được, đồng thời những NĐT nhỏ lẻ, NĐT mới thường ưa thích các CP dưới mệnh giá. Hoạt động đầu cơ kiếm lời nhanh cũng là cách giao dịch ưa thích vì chỉ cần quan tâm tới biến động giá mà không cần biết doanh nghiệp đó hoạt động trong lĩnh vực gì, lời lãi ra sao.

Chỉ số VN30 Index đại diện các blue chip sàn HoSE đóng cửa tăng 0,21% với 13 CP tăng và 14 CP giảm. Nhóm này chủ đạo là đi ngang và số tăng giá đều khá yếu. Ngoài CTD, chỉ có VHM tăng 2,35%, TCB tăng 1,22%, SBT tăng 1,72%, MWG tăng 1,66%, MSN tăng 2,28% là đáng kể. Trong số này, cũng chỉ duy nhất VHM là có hiệu quả cao đối với VN Index.

VN Index đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần đạt 971,28 điểm hoàn toàn nhờ ảnh hưởng của VHM. Nếu như VIC cuối tuần trước đột nhiên tăng kịch trần thì phiên này đến lượt VHM. Biên độ tăng đã chậm lại và mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Chỉ số này vẫn chủ đạo là lình xình đi ngang. Nhóm blue chip đã không còn dòng tiền lớn hoạt động nhiều nữa, phiên này sụt giảm giao dịch xuống còn 1.892 tỷ đồng, giảm 14% so phiên trước. Xu hướng giảm giao dịch tại nhóm này rất rõ, 10 tuần liên tiếp mức khớp lệnh trung bình mỗi ngày đều trên ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Phiên này đã thấp hơn mốc này. Thực tế tuần trước VN30 cũng đã có hai phiên giao dịch dưới ngưỡng 2.000 tỷ đồng.

Sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, đăng ký mua vào 15 triệu CP từ ngày 26-6 đến ngày 25-7 theo phương thức khớp lệnh, FLC đã nổi sóng phiên sáng 23-6. Trong khi đó, tâm lý thận trọng vẫn chiếm lĩnh TT, VN Index vẫn mắc kẹt ở điểm xuất phát, chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu ở biên độ hẹp với sự phân hóa mạnh của nhóm blue chip, trong khi bảng điện tử sắc đỏ đang chiếm ưu thế.

Giao dịch đột biến tại nhóm CP họ FLC khi đồng loạt tăng điểm khá mạnh, trong đó, FLC và ROS vươn lên thanh khoản dẫn đầu sàn và bỏ xa phần còn lại, với tâm điểm là FLC khi leo lên mức giá trần, khớp hơn 18 triệu đơn vị sau hơn một giờ giao dịch, còn ROS có hơn 11 triệu đơn vị.

Ở nhóm blue chip, CP mã CTD tiếp tục bứt phá khi tăng hết biên độ ngay khi mở cửa (+ 6,9%) lên 72.500 đồng/CP, khớp hơn nửa triệu đơn vị và còn dư mua giá trần. TT nửa sau của phiên diễn ra không có quá nhiều biến động, khi chỉ số VN Index vẫn dao động nhẹ quanh tham chiếu và tạm kết phiên trong sắc xanh nhạt. Điểm sáng là nhiều mã đã đảo chiều thành công, kéo độ rộng nghiêng về số mã tăng.

Vào phiên giao dịch chiều 23-6, NĐT đã có những giây phút thót tim. Cụ thể, ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán bất ngờ gia tăng mạnh, đẩy VN Index giảm theo chiều thẳng đứng, xuống dưới ngưỡng 865 điểm. Tuy nhiên, cũng như những phiên gần đây, dòng tiền luôn chực chờ cơ hội săn CP giá thấp, nên ngay khi VN Index lùi sâu, tiền bắt đáy nhanh chóng vào cuộc, giúp TT trở lại trạng thái cân bằng. Dù vậy, lực cầu không đủ sức kéo VN Index trở lại tham chiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch khá kịch tính, với 190 mã tăng và 198 mã giảm, VN Index đã giảm 3,08 điểm (- 0,35%) về 868,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 455,39 triệu đơn vị, giá trị 6.831,06 tỷ đồng, tăng 30% về khối lượng và 28% về giá trị so phiên đầu tuần. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 54,72 triệu đơn vị, giá trị 1.614 tỷ đồng. Việc dòng tiền không còn tập trung quá mạnh khiến nhóm CP blue chip phân hóa rõ nét trong phiên này. Trong khi VIC, VHM, VRE, TCB, BID, CTG… giảm điểm, thì VCB, VPB, VNM, MSN, VJC, GAS… điểm, song mức tăng - giảm không mạnh, chủ yếu dưới 2%. Đáng chú ý, dòng tiền đã hướng mạnh đến nhóm CP chứng khoán, giúp nhóm này đồng loạt tăng mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản. Ở nhóm CP đầu cơ, FLC duy trì sắc tím ở mức giá 4.090 đồng/CP. Các mã HAI, FIT cũng tăng trần, trong khi AMD +6,4%, ROS +2,8%. FLC và ROS cùng khớp gần 24 triệu đơn vị.