Bảo quản đồng hồ đeo tay

Không nên đeo thêm nhiều loại vòng có dây kim loại hoặc vòng có hạt sắc nhọn bên phía cổ tay đeo đồng hồ. Điều này gây ra sự cọ xát khiến mặt đồng hồ bị xước trong quá trình đeo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

- Tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh. Các nguồn nhiệt hơn 60ºC và nguồn nhiệt dưới 0ºC sẽ làm biến đổi lượng dầu nhớt bên trong bộ máy hoạt động của đồng hồ. Với đồng hồ dây da cần lưu ý trong quá trình làm khô dây cần tránh xa các nguồn nhiệt, hãy để dây khô tự nhiên.

- Tránh các hoạt động mạnh, trên cao khi đeo đồng hồ, tránh xịt trực tiếp nước hoa, mỹ phẩm vào vị trí đeo. Một vài loại nước hoa có thể ảnh hưởng đến chiếc đồng hồ của bạn dù chúng có chức năng kháng nước hay chăng nữa.

- Bảo quản đồng hồ ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nơi có độ ẩm cao sẽ giúp tăng tuổi thọ của máy và dây. Trong trường hợp đồng hồ tiếp xúc nước biển, hãy rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đồng hồ. Với những sản phẩm loại tốt, thời gian có thể từ ba tới bốn năm kiểm tra một lần. Đồng hồ bằng kim loại đeo lâu ngày có thể bị gỉ sét gây mất thẩm mỹ, vì vậy nên vệ sinh dây đồng hồ hằng tuần bằng cách dùng bàn chải nhỏ và mềm để làm sạch các cặn bã nhỏ bám trên dây đồng hồ.