Đón đọc Nhân Dân cuối tuần số 43 (phát hành từ ngày 22/10)

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV đã chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội (Hà Nội).

Đón đọc Nhân Dân cuối tuần số 43 (phát hành từ ngày 22/10)

Dự kiến diễn ra trong 17 ngày, chia hai đợt (trực tuyến và trực tiếp), kỳ họp tập trung thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, nhanh chóng khắc phục hậu quả của dịch Covid-19. Tác giả Khúc Hồng Thiện, thông qua bài viết Nỗ lực đưa đất nước vượt khó, mang đến cho độc giả của Nhân Dân cuối tuần những thông tin cơ bản về Kỳ họp quan trọng này.

Theo dòng sự kiện Kỷ niệm 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2021), số báo 43 tiếp tục mang đến cho độc giả thêm nhiều góc nhìn về tầm vóc, và những thông điệp trường tồn của hải trình kỳ vĩ ấy, thông qua buổi trò chuyện giữa nhà báo Phương Thảo và Đại tá, PGS, TS Trần Ngọc Long – Nguyên Phó Viện trưởng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Tập trung vào vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay - An ninh năng lượng, chuyên đề đưa đến những phân tích sâu sắc về bản dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Bộ Công thương trình Chính phủ.

Được xây dựng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt của đất nước nói chung và ngành điện nói riêng, liệu bản Quy hoạch đang được trông đợi này, có giúp hệ thống điện tránh khỏi áp lực nặng nề từ sự bùng nổ thái quá của năng lượng tái tạo gây nhiều hệ lụy như đã từng, cũng như tạo được sự minh bạch trong phát triển để thu hút được các nhà đầu tư? Chuyên đề Cấp thiết Quy hoạch điện VIII, do các nhà báo Lưu Hương Giang và Lê Đức Nghĩa tổ chức, gồm các bài viết: Đáp ứng đầy đủ điện năng trong mọi tình huống, tác giả Thanh Mai; Cần dũng cảm chọn lộ trình xây dựng hệ thống điện bền vững, bài phỏng vấn bà Ngụy Thị Khanh – Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) do phóng viên Hương Trà thực hiện; Làm sao tối ưu hóa giá thành sản xuất điện, tác giả Quang Minh; Năng lượng tái tạo: Sau thăng hoa là gánh nợ!, tác giả Kiến Giang; Một kỷ nguyên đã khép lại, tác giả Đông Phong.

Với chuyên mục Diễn đàn Nhân Dân cuối tuần, trong bài Để không bỏ sót người thụ hưởng, tác giả Hoàng Duy đề cập đến Nghị quyết số 116/NQ-CP, ban hành ngày 24/9/2021, về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Chính sách thiết thực nhưng quá trình thực thi cho thấy, một số bất cập có thể khiến nhiều đối tượng đáng lẽ được cần phải được thụ hưởng bị bỏ sót.

Góc nhìn kinh tế với tuyến bài Phục hồi từ đại dịch có bài viết Chống Covid, phải vượt qua nỗi sợ! của tác giả Lê Quốc Vinh, và Vẫn mỗi địa phương… mỗi kiểu!? của phóng viên Trà Tuấn và Thành Vinh. Ở hai góc độ phân tích chính sách và phản ánh từ thực tế sinh động, các tác giả đã cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết 128, chính thức hoá chủ trương chiến lược chuyển dịch sang giai đoạn thích ứng an toàn với SARS-CoV-2, đang vướng mắc như thế nào trong thực tế, đồng thời đưa ra những kiến giải giúp xóa bỏ tình trạng cát cứ chính sách, cát cứ vùng miền.

Việc xuất hiện ổ dịch trong trường học thời gian gần đây khiến nhiều người lo ngại về vấn đề cho học sinh trực tiếp đến trường khi dịch bệnh vẫn lởn vởn đe dọa. Muốn không phải “đóng băng” toàn bộ nhà trường, mỗi trường cần phải có kế hoạch phòng, chống dịch như thế nào? Bài viết Khẩn trương tìm giải pháp mở cửa lại trường học, của tác giả Quang Ánh, Phan Lương sẽ đề cập đến thực trạng cũng như giải pháp tại một số tỉnh, thành phố về vấn đề này.

Bên cạnh các nội dung trọng tâm, số báo còn đề cập nhiều vấn đề văn hóa, xã hội, thể thao. Những ngày gần đây, nhiều trường đào tạo nghề thuộc Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội kiến nghị: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, học sinh tốt nghiệp THCS theo học trung cấp nghề cần học bốn môn văn hóa, đồng nghĩa cơ hội học liên thông lên hệ đại học bị đóng lại. Cũng có ý kiến nhận định: đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp… Bài viết Dạy nghề, lại “nóng” chuyện liên thông, liên kết!, của tác giả Ngọc Minh Tâm sẽ mang đến những phân tích sâu sắc về vấn đề trên.

Thể thao Việt Nam đang nỗ lực hết mình, tìm phương án an toàn nhất để tổ chức các giải quốc gia trong những tháng cuối năm 2021, các giải pháp được đề xuất triển khai là gì? Câu trả lời được hé mở trong bài viết Mong chờ ngày trở lại, của tác giả Minh Phú.

Với lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, ấn phẩm Nhân Dân cuối tuần số này mang lại nhiều góc nhìn đa dạng cho độc giả, với chuyên mục Trò chuyện cuối tuần, là chia sẻ của NSƯT Lộc Huyền với phóng viên Hiền Lương về câu chuyện giữ gìn nghệ thuật dân tộc và mở lối tiếp cận giới trẻ: Không phải chuyện ngày một ngày hai. Cùng với đó là bài “Tiếp dầu” cho ngọn đuốc văn hóa, tác giả Nguyễn Hoàng, Sân chơi lớn & những câu chuyện nhỏ, tác giả Luân Vũ.

Các vấn đề nóng trên thế giới cũng được đề cập đến qua các bài Dấu mốc đổi thay – Võ Hoàng, Tình huống khẩn cấp – Đông Đô. Chân dung về chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2021, qua bài Chất xúc tác của thành công – Thế Dương.

Trang Dân tộc – Tôn giáo có nhiều bài viết đặc sắc: Nhịp cầu bắc đến tương lai – Thiên Phong; Khôi phục đời sống kinh tế sau đại dịch -  Anh Thư; Chăm lo giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Hà Tĩnh - Ngô Tuấn; Tổ hợp tác thanh niên Ea Tam và thương hiệu 3S – Công Lý; “Điểm tựa” của thôn làng – Phạm Hoan; Mỏ Ba ngày mới – Hiếu Dân, Nam Khánh; Chỉ có một khách sạn ở Sa Thầy – Thiên Thư; “Gái còn son không bằng tô don Vạn Tường” – Đoàn Thanh; Đêm trăng trước bão – Huy Nguyễn.

Trân trọng mời bạn đọc mua báo Nhân Dân cuối tuần số 43, gồm 20 trang, tại bưu điện hoặc các sạp báo trên toàn quốc (giá bán lẻ: 4.800 đồng), hoặc truy cập: https://nhandan.vn/cuoituan từ ngày 23/10.